Saturday, May 4, 2013

Tết té nước Thingyan, Miến Điện 2013


A/ Hương xoài tháng 4
B/ Visa
C/ Chi phí
D/ Tiền và thẻ tín dụng
E/ Vận chuyển
F/ Hành trình
G/ Khách sạn
H/ Padauk, hoa của Thingyan
I/ Hình ảnh và clip tết té nước Thingyan
J/ Thử là người... Miến Điện
K/ Nhà cửa, đường phố, chợ...
L/ Ăn
M/ Đất nước chùa vàng
N/ Hình ảnh khất thực
O/ Ubein đông nghịt
      Hình ảnh quyển sách kinh lớn nhất thế giới
      Hoàng cung Mandalay
P/ Thị trấn Nyaung Shwe
    Phiên chợ thị trấn Nyaung Shwe (Inle lake)
    Đuổi theo hoàng hôn hồ Inle
    Lễ vào chùa của "thái tử"
Q/ Bagan 
    





A/ Hương xoài tháng 4
Mt ln na tôi lướt qua cánh đng hoa hướng dương trong chiu mun vi chút luyến tiếc.  Chuyến xe đò Inle lake - Yangoon lao đi quá nhanh và qua khung kính m, nếu có c gng chp thì cũng ch là nhng hình nh m nhòa. Tôi mong mt ngày tr li Inle, đ được tha sc ngm nhìn màu vàng óng ca nhng bông hoa mt tri và đ được sng chm hơn...


Đằng sau những hàng cây, xa xa phía những rặng núi còn rớt lại chút sắc hồng của một ngày sắp qua.  Tôi đã có  11  ngày trọn vẹn ở Miến Điện với thật nhiều kỷ niệm để giờ đây khi ngày cuối cùng đang đến lòng tôi là những nỗi nhớ...


Đó là những giờ phút chuyện trò cùng với chàng trai trẻ Miến Điện ở sân bay LCCT, Malaysia. Sự thân thiện, nhiệt tình và vẻ mặt của cậu đã đưa tôi về gặp lại Miến Điện của hơn 9 năm về trước. Ngày ấy trên 2 chiếc du thuyền Superstar Aries và Superstar Virgo, Miến Điện với tôi là những con người đôn hậu mà mờ nhạt  và có vẻ ngoài "cam chịu" quá đỗi. Họ không "lanh" như Việt Nam hay "ranh ma" như Philippines. 
Trên chiếc tàu Virgo với hơn 1,200 nhân viên, chỉ có khoảng 4 thuyền viên là đến từ Miến Điện. Và tôi may mắn được làm việc với 2 trong 4 người đó. Một là bạn đồng nghiệp và một là giám sát của tôi. Ông tận tình và sống rất tình cảm, khác xa với vị trưởng bộ phận người Philippines chỉ chăm chăm thúc chúng tôi làm việc và áp dụng kỷ luật sắc. Nhớ giây phút ông tiễn tôi ở Harbour Front, Singapore để về Sài Gòn và căn dặn mọi thứ như một người anh cả. Thế mà tôi đã không giữ được liên lạc và gần như quên bẵng đi ông. 


Đó là 4 ngày ướt đẫm và vui cực với lễ hội té nước Thingyan. Từ cảm giác hơi lo lắng cho chiếc máy ảnh, tôi chuyển sang thích thú cầm gáo nước rượt đuỗi bọn trẻ trên phố, rồi hòa mình nhảy cùng đám đông trong tiếng nhạc được mở hết công suất bên đường, hay dùng vòi nước "tưới" những chiếc xe buýt với cửa sổ mở toang chạy ngang qua mặt và hò hét cùng những bạn trẻ  trên những chiếc xe tải chạy khắp mọi nơi... 
Cảm động hơn trong ngày thứ 2 của Thingyan, khi xin đi nhờ vệ sinh, một nhóm bạn trẻ đã mời tôi và hai người bạn đi cùng vào nhà dùng bữa trưa. Đó là ngày gia đình, họ hàng nhóm bạn trẻ này xum họp, mang đến cảm giác rất ấm cúng cho những kẻ vừa xa nhà. Nhiều món ăn đã được dọn lên và chúng tôi thật sự  cảm thấy mình đang sống trong tình cảm của người Miến Điện. Một trong hai anh bạn của tôi đến từ Châu Đốc làm rơi chiếc kiếng mát xuống cái giếng lúc đi rửa tay và khi biết chuyện, nhóm bạn trẻ này đã nhảy xuống giếng mò lấy lên! Về sau này khi rời Miến Điện, anh chàng vẫn luôn miệng nói đó là những gì làm anh nhớ nhất. 


Đó là Bagan với hàng nghìn tòa tháp gạch đốt cháy mình trong cái nắng chói chang của những ngày nóng nhất trong năm. Sốc nhiệt và cảm giác mệt mỏi đã làm nản lòng không ít du khách, và nhiều người trong số đó đã tháo chạy chỉ sau một ngày. Tôi lại thích những con đường đất đỏ bụi bay mịt mù, tiếng vó ngựa lọc cọc, những mảng cỏ khô vàng và mặt trời như một quả cầu lửa. Tất cả đã kết hợp hoàn hảo tạo nên một sự mãnh liệt trong cảm nhận. Để rồi lại nhớ về những hành lang yên tĩnh với các bức tranh tường mềm mại sinh động như nối thực tại với ngàn năm trước. Để thèm thêm một lần được nằm trong căn phòng máy lạnh mát rượi giữa một trưa nóng bức. Để lại ngồi cùng với những người bạn mới quen lặng ngắm những tia nắng cuối cùng trong ngày. Để cảm nhận sự mát dịu của bình minh ngày mới và thấp thoáng trong làn sương sớm các tòa tháp như vẽ nên một bức tranh đẹp vô thực... 


Là sự phấn khởi khi chiếc thuyền đi giữa những mảng vườn nỗi của hồ lớn Inle và dừng lại bên các ngư dân chèo thuyền bằng một chân đang đánh cá. Dòng nước xanh biêng biếc, những chiếc cầu cây bắt ngang, bọn trẻ nô đùa trong làn nước mát, những căn nhà sàn nhiều màu sắc... Có cảm giác như đang trôi về một vùng sông nước Cửu Long ở Inle. Khác chăng là các tòa tháp trắng thấp thoáng bên những dòng kênh...


Là phiên chợ sáng Nyaung Shwe đầy ấp sản vật địa phương và tràn ngập sắc màu. Là những con đường nhỏ êm ả thanh bình với cây cao bóng cả, những căn nhà lên màu thời gian và nhịp sống trôi chầm chậm trong những vòng xe đạp... Có chút gì đó giống với một Kampot mà tôi yêu thích giữa Nyaung Shwe.



Là Yangoon, Mandalay mỗi ngày mới bắt đầu với những bước chân trần khất thực. Trong chiếc áo cà sa nâu đỏ hay trắng tinh khôi, các chú tiểu vẫn là những cậu bé hồn nhiên...


 
Là vệt tanaka trên những chiếc má bầu bĩnh của trẻ thơ. Nụ cười thiên thần của một em bé trên chuyến xe nhốt 70 người giữa trưa 42oC không máy lạnh giúp tôi quên đi bực bội vì bị nhà nghỉ và hãng xe lừa hứa có điều hòa. 


Là lần đầu tiên tôi nhai trầu và biết vì sao nhiều người "yêu" thuốc lá. 


Là vị ngọt của những quả xoài chín đầu mùa tháng tư và hương thơm đặc trưng khác hoàn toàn xoài Việt Nam, Campuchia, Thái Lan. Và tôi một lần nữa mơ về một mái nhà trong vườn xoài ... 





4 ngày Thingyan ở Yangoon và Mandalay (13 à 16.04.2013)  





Ăn tết Thingyan cùng với đại gia đình nhóm bạn trẻ ở Yangoon






Anh bạn giáo viên leo xuống giếng mò mắt kiếng bị đánh rơi





Hoàng hôn Bagan




Inle lake





Nyaung Shwe




Ngày mới Yangoon, Mandalay





Tanaka và nụ cười thiên thần




Ở tuổi 30, lần đầu tiên tôi hút thuốc lá



Xoài đầu mùa


                                                              Pics: vietnamguidebook



B/ Visa 
1/ Ở TP.HCM
    Đia chỉ: 50 Sầm Sơn, phường 4, quận Tân Bình (Gần Maximark Cộng Hòa. Sầm Sơn chỉ như một con đường hẻm lớn mà thôi)
    Điện thoại:  0932 162 168 ( Ms. Phượng )/ 0908 19 96 96 (Ms. Thảo)
                        (08) 54 49 24 25 & 08 54 49 08 05
    Fax: 08 3842 8879 

    Email: my.consulate.hcm@gmail.com



    Phí visa du lịch: 35USD (Tôi làm visa vào tháng 3 năm 2013)
    Hiệu lực: 3 tháng (từ ngày cấp visa)
    Thời hạn lưu trú tính từ lúc nhập cảnh: 28 ngày
    
    Nộp đơn xin visa

  Bước 1:   Tải và điền mẫu đơn (http://www.gmas.com.vn/index.php?newlang=english)
                 2 hình 3x4 phông nền trắng
                 Hộ chiếu gốc

  Bước 2:   Đến lãnh sự quán Miến Điện ở số 50 Sầm Sơn, nộp đơn, hình, hộ chiếu gốc và phí 35USD
            
  Bước 3:  Đợi đến ngày lấy visa. Thường thì sẽ mất khoảng 7 ngày làm việc. Tốt nhất nên nộp đơn xin visa trước ngày đi 1 tháng 


    Lưu ý khi điền đơn: Trong mục nghề nghiệp "Occupation", tuyệt đối không điền vào chức danh nhà báo/phóng viên. Nên điền là nhân viên công ty du lịch, khách sạn...

                                    Trong mục tài chính "Financial resources in Myanmar": Điền Kyat vào (a) cash. Để trống (b) Bank deposit  & (c) Name of bank & (d) Amount


2/ Ở Hà Nội: Liên hệ trực tiếp Đại sứ quán Miến Điện


3/ Ở Kuala Lumpur, Malaysia
   Trên chuyến bay từ Yangoon về Kuala Lumpur, một cặp vợ chồng Malaysia cho tôi biết họ đã làm và nhận visa du lịch Miến Điện trong một ngày tại đại sứ quán Miến Điện ở KL với giá 35USD



C/ Chi phí
     Tổng chi phí cho 14 ngày (02 ngày Kuala Lumpur và 12 ngày Miến Điện): 630USD. 

     Trong đó 04 chiều bay Sài Gòn - Kuala Lumpur - Yangoon - Sài Gòn với Airasia là: 186USD

     Một chiều bay Yangoon - Mandalay với Golden Myanmar Airline là: 46USD

     Khách sạn phòng 2 giường với máy lạnh và ăn sáng  từ 25 - 30USD/đêm

     Mỗi bữa ăn trưa, tối từ 2 - 4USD

     Các chi tiết khác về chi phí được đề cập xen kẽ trong các phần viết sau.



D/ Tiền và thẻ tín dụng
     Đơn vị tiền tệ Miến Điện là Kyat (đọc là Chét). Tiền giấy. Có các mệnh giá mà mình thấy như sau: 20, 50, 100, 200, 500, 1000, 5000. 

     Ở Miến Điện, mỗi nơi đổi tiền cho một tỷ giá khác nhau. Có khi chênh lệch khá lớn.

     Đổi tiền tốt nhất là ở sân bay Yangoon. Ngày 23 tháng 4 năm 2013, tỷ giá tại các quầy đổi tiền ở sân bay Yangoon là: 1USD = 880Kyat
    Các nhà nghỉ, văn phòng du lịch ở Yangoon, Mandalay, Bagan, Nyaung Shwe đều có thể đổi tiền nhưng tỷ giá khá thấp. 

    Thanh toán tiền phòng bằng USD

    Lưu ý: Miến Điện  chỉ chấp nhận/thích tiền USD thẳng, không vết gấp, không tì vết, không đóng dấu

    Rất ít nơi chấp nhận thẻ tín dụng. Nên mang theo đủ tiền mặt.




                                                           Pics: Vietnamguidebook

     


E/ Vn chuyn

Hàng không     
Bay quc tế

Airsia vẫn là lựa chọn hàng đầu cho các đường bay từ Sài Gòn/Hà Nội sang Kuala Lumpur và Bangkok. Rồi từ KL, Bangkok bay sang Yangoon.


Đặt vé trên mạng sớm để có giá rẻ vì chắc chắn bạn sẽ lấy được visa Miến Điện.

Bình quân giá một chiều bay là vào khoảng 50USD.

     

Theo trang web Golden Myanmar Airlines, có đường bay Singapore - Yangoon ở mức giá 60++, Mandalay - Singapore 95++ và Yangoon - Bangkok 40++ 



 Bay ni đa

 Tính tới tháng 4, có tất cả 6 hãng hàng không ở Miến Điện: Air Bagan, Air Mandalay, Golden Myanmar Airlines, Air KBZ, Asian Wings và Yangoon Airway. 


 Các đường bay nội địa hàng ngày cho Yangoon, Mandalay, Heho (Inle lake), Nyaung Oo (Bagan). 

   

 Các sân bay cách trung tâm thành phố/thị trấn khoảng 30 - 60 phút xe. (Sân bay Yangoon cách trung tâm thành phố khoảng 30 phút. Taxi đi với giá trong khoảng 7,000Kyat)


 Giá niêm yết tại khách sạn May Kha Lar vào ngày 17 tháng 04 cho thấy giá thấp nhất là chiều bay Nyaung Oo đến Mandalay (56USD). Nyaung Oo - Heho có giá trong khoảng 82 - 84USD. Nyaung Oo - Yangoon có giá từ 114 - 117USD. Mandalay - Yangoon có giá cao nhất là 122 - 125USD (* Golden Myanmar Airlines cung cấp giá 46USD cho chiều bay Yangoon - Mandalay. Xem thêm bên dưới)


Mua vé trực tiếp tại nhà nghỉ, khách sạn, văn phòng du lịch hay phòng vé của các hãng. Rất khó để thực hiện thành công giao dịch mua vé qua mạng.



Golden Myanmar Airlines

Trong 6 hãng hàng không ở Miến Điện, Golden Myanmar Airlines là hãng hàng không mới đi vào hoạt động vào tháng 3/2013 theo hình thức hãng hàng không giá rẻ.


M ca hàng ngày t 9:00 sáng ti 5:00 chiu. Vào đt tết Thingyan, văn phòng vn m ca t 9:00 sáng ti 01:00 trưa


Máy bay Airbus, chất lượng phục vụ tốt không thua gì AirAsia


Giá vé: 46USD cho chiều bay Yangoon - Mandalay, bao gồm shuttle bus vào trung tâm Mandalay


Hành lý ký gửi: Bạn mình mang theo 01 vali 14kgs và hoàn toàn được miễn phí. (cộng một balo 7kgs)


Địa chỉ liên lạc của GM bằng tiếng Anh và Burmese


Ghi chú: Trong đợt tết Thingyan, việc mua vé máy bay cũng rất dễ dàng. Chỉ cần đặt vé trước 1 ngày  là có.










Pics: Vietnamguidebook




Buýt
Là một ta balô với ngân sách hạn hẹp, xe buýt vẫn là phương tiện vận chuyển hàng đầu mà tôi lưa chọn. Trước khi lên đường sang Miến Điện, tôi gửi lên các diễn đàn mạng và các khách sạn ở Yangoon, Mandalay câu hỏi về lịch trình xe buýt trong những ngày Thingyan. Các câu trả lời như một mớ bòng bong: Chỗ thì bảo xe buýt không chạy trong dịp tết Thingyan, chỗ thì bảo có một vài xe hoạt động... Tôi thậm chí gọi điện thoại cho vài hãng xe bên ấy từ Việt Nam nhưng bất đồng ngôn ngữ nên kết quả chẳng ra ngô ra khoai gì cả.

Qua đến Yangoon vào chiều 12/04, ở khách sạn Motherlandinn 2, việc đầu tiên là kiểm tra xe buýt đi Mandalay hoặc Bagan. Câu trả lời của tiếp tân vẫn như cũ: Không có xe. Họ thuyết phục tôi mua vé máy bay đi Mandalay với giá khoảng trên 110USD (Không nhớ rõ). Nhờ thông tin từ một thành viên Miến Điện trên couchsurfing.org, tôi biết có Golden Myanmar Airlines bán với giá 46USD cho chiều bay Yangoon - Mandalay, nên không "lọt" vào bẫy! Sáng hôm sau, lo lắng không biết văn phòng Golden Myanmar Airlines có mở cửa không, đánh xe đến và đặt được vé, mừng như bắt được vàng.

Thật sự thì trong dịp tết Thingyan các hãng xe vẫn hoạt động. Có chăng là luôn trong tình trạng đầy xe. Và giá cả khá cao. Kinh nghiệm là vừa tới điểm đến thì bạn nên đặt vé ngay (Ở Inle lake vào ngày 20 tháng 04, đặt vé về Yangoon vào ngày 21 cũng đỗ mồ hôi hột. Ở khách sạn nói các hãng xe đã đầy. Đi ra các văn phòng du lịch, họ nói không còn xe buýt trống chỗ. May thay cuối cùng tìm được 2 vé sau khi đã quần nát cái phố nhỏ yên bình)

Tôi đã đi xe buýt Mandalay - Bagan; Bagan - Nyaung Shwe (Inle lake) và Nyaung Shwe - Yangoon


Buýt Mandalay - Bagan
Mua: tại ET hotel
Giá: 15,000Kyat
Chất lượng: Xe mới, máy lạnh tốt, chủ yếu là khách nước ngoài
Thời gian: Đón tại khách sạn bằng xe tải nhỏ lúc 8 giờ, chạy vòng vòng đón khách rồi đưa ra bến xe. Đến bến xe đợi thêm một số khách địa phương đến khoảng 9 giờ mới xuất phát. Đến Bagan khoảng 1:30 trưa 




Buýt Bagan - Nyaung Shwe (Inle lake)
Mua: tại nhà nghỉ May Kha Lar 
Giá: 10,000Kyat (bằng với giá bán ở bến xe cách May Kha Lar khoảng 10 phút đi bộ)
Thời gian: xuất phát ở khách sạn lúc 8:00 giờ sáng, dừng ăn trưa, đến Nyaung Shwe khoảng 5:00 chiều
Lò lửa: Bagan nóng khoảng 42oC. Lúc mới xuất phát máy lạnh khá tốt, đi khoảng 2 tiếng thì nó ngừng hoạt động. Trên xe nhốt khoảng 70 người cùng với hàng hóa chất cao. Mình ngồi ở băng cuối với 8 người, không cửa sổ. Xe chạy còn đỡ, khi nó dừng chỉ muốn phóng ra ngoài. Mà hỡi ôi bà con nhà ta cứ phải từ từ xuống xe do quá đông. Các bạn Tây gặp ở Inle cũng chịu cảnh tương tự! Và qua nói chuyện với chủ khách sạn ở Nyaung Shwe thì được biết tình trạng này đã kéo dài khá lâu! Ak ak






Nyaung Shwe - Yangoon
Mua: tại Meticulous Myanmar travel agency, No.2, Myawaddy road, Mine Le quarter, Nyaung Shwe (Gần chợ trung tâm Nyaung Shwe)
         Sau khi khách sạn và các văn phòng du lịch khác đều nói hết vé thì Meticulous vẫn kiếm được 2 vé xe buýt cho mình
Giá: 15,000Kyat
Xe: cũ nhưng máy lạnh tốt, ngồi, không "nhốt, nhồi", chở vừa đủ khách. Có dừng ăn tối dọc đường
Xuất phát lúc 5:00 chiều (chính xác là khoảng 6:00 tối), đến bến xe Yangoon khoảng 6:00 sáng
Từ bến xe Yangoon về trung tâm và khách sạn Motherlandinn 2 đi taxi mất khoảng 40 phút với giá 9,000Kyat








Tàu Mandalay - Mingun

Mô tả: Tàu máy, bằng gỗ, kích cỡ khá lớn, có nhà vệ sinh, mái che, ghế bành bằng mây ngồi khá thoải mái (Mình ngủ được một giấc khá ngon! haha)

Thời gian: Từ bến tàu đến Mingun khoảng hơn 1 tiếng đồng hồ. 

Cảnh ven sông: Tương đối bình lặng, cây cối thưa thớt, chủ yếu là hai bờ cát, người dân tắm giặt quần áo... Hai người bạn đến từ Hà Lan dự định đi từ Mandalay đến Bagan bằng tàu nhưng sau khi đi tàu từ Mandalay đến Mingun với mình thì chuyển sang quyết định đi xe. Nguyên nhân là vì họ cảm thấy không còn hứng thú nữa và vì đường thủy thì chậm và dài hơn (Theo quảng cáo khoảng 15 tiếng đồng hồ)

Giá tàu: 25,000Kyat (Tàu riêng)

Từ khách sạn ET đi bộ đến bến tàu khoảng hơn 30 phút. Mua vé tại căn nhà gỗ này















Xe ngựa / Xe đạp tham quan Bagan
Trước khi đi, tham khảo các trang mang được biết giá xe ngựa tham quan Bagan một ngày từ bình minh đến hoàng hôn là khoảng 20,000Kyat 

Đến Bagan, liên hệ với nhiều chủ xe ngựa, họ nhất quyết đòi giá 25,000Kyat. Cuối cùng đạt được mức 23,000Kyat. 

Cái lợi cuả việc đi xe ngựa: 1/ Cậu bạn vẫn còn bị sốt, giảm bớt được cái nắng của những ngày nóng nhất trong năm  và không phải "cày" xe đạp. 2/ Không mất thời gian để đi tìm các đền đài đẹp mình muốn đến, đặc biệt là khi đi ngắm bình minh.

Đi xe đạp cũng có cái hay nếu bạn đi một mình muốn tiết kiệm chi phí (giá thuê xe đạp một ngày mình nhớ là khoảng 2,000Kyat). Bagan với khoảng 2,000 đền tháp nhưng thực tế những điểm bạn cần tham quan có thể dễ dàng đến bằng xe đạp.
 




Tàu tham quan Inle
Bến tàu hồ Inle cách trung tâm thị trấn Nyaung Shwe khoảng 20 phút đi bộ. Thuê một chiếc tàu tham quan từ bình mình đến hoàng hôn có giá từ 15,000Kyat (Nhóm mình 4 người thuê tại khách sạn bị tính 20,000Kyat. Chung quy cũng vì 1 cặp vợ chồng Úc và cậu bạn đi chung không chịu đến bến tàu đặt tàu trước).

Lưu ý: Hầu hết các tàu sẽ cố "né" một trong những điểm đáng tham quan nhất đó là chùa Shwe Inn Tain. 




Chùa Shwe Inn Tain




Tricksaw
Một loại xe đạp chở khách với 3 bánh, gồm 2 chỗ ngồi tựa sát lưng nhau. Nhìn nhỏ gọn nhưng chở nặng được tới hơn 130kgs (Tôi và cậu bạn cùng với hành lý). Ở Yangoon, trong chợ, tricksaw được dùng để chở hàng hóa cao ngất.

Có cái gì đó giống với Châu Đốc của tôi.  Những giọt mồ hôi. Dáng người gầy còm và làn da đen nhẽm vì nắng. Có cảm giác gì đó buồn buồn, bất nhẫn khi ngồi trên chiếc xe mà người đạp phải còng lưng gắng sức nhưng nói như cậu bạn " nên đi để họ có thu nhập". Và tôi lại thấy ở họ có nhiều nụ cười hơn là những người giàu có mà tôi biết. Cuộc đời sẽ buồn biết bao nếu thiếu những vòng xe.

Ngày về đọc báo được biết Yangoon đang áp dụng giấy phép hành nghề cho tricksaw! Liệu...













Xe buýt công cộng ở Yangoon
Yangoon cấm xe máy, bà con nhà khá giả đi xe hơi, còn đại đa số đi xe buýt. Đó là những chiếc buýt không thể cũ hơn với sàn gỗ, ghế sắt, cửa sổ mở tung và tôi ngồi phía trước ngửi mùi xăng với hơi nóng bóc lên từ đầu máy. Đi một đoạn đường khoảng 15 phút trả 200Kyat.

Yangoon không có xe máy để kẹt nhưng đến giờ cao điểm thì đông nghịt xe buýt, xe hơi. 

Nhìn lại thấy chất lượng xe buýt ở Sài Gòn ngày càng tốt hơn và giá rẻ. Từng nhớ một chiếc xe buýt ở Bangkok, Thái Lan cũng cũ mèm, sàn gỗ, quạt treo trên trần và chạy trong cái nóng buổi trưa của thủ đô bên cạnh những chiếc xe hơi đầy màu sắc của những người có tiền. 










Phương tiện vận chuyển khác




F/ Hành trình
Tổng cộng 14 ngày: 11/04 - 24/04

Ngày 1: Sài Gòn bay Kuala Lumpur (KL) với Airasia. Từng làm việc ở Malaysia nên không có gì quá mới mẽ với mình. Đưa cậu bạn đi tham quan KL bằng Hop-on hop-off bus. Giá vé 24 giờ là 38Ringgit. 

Ngày 2: Bay KL - Yangoon với Airasia. Đến sân bay Yangoon vào buổi chiều, rực rỡ một màu hoa vàng Padauk, loài hoa tết Thingyan. 
                
Đổi tiền tại sân bay. Gặp Hiếu, một anh chàng vui tính đến từ Hà Nội. 
                
Nhân viên Motherlandinn 2 đợi sẵn ở sân bay. Hóa ra Hiếu cũng ở Motherlandinn 2, đi xe về chung.  

Chiều tối dạo quanh chợ đêm Shwedagon, ăn tối gần đấy. Tham quan chùa với tượng Phật bằng đồng rất lớn và chùa Shwedagon. Sau đó ra China town nhậu lai rai với Myanmar beer.

Ngày 3: Sáng, đánh xe đi mua vé máy bay Yangoon - Mandalay. Vừa ra đường, đã cảm nhận ngay Thinyan! Nước té/bắn lia lịa vào xe. Khắp nơi các sân khấu dã chiến bằng tre được dựng lên, tiếng nhạc mở cực đại, và từ bên trên sân khấu các vòi nước hướng xuống "tắm mát" cho bọn trẻ đang nhảy múa hồ hỡi bên dưới. 
              Đến Yangoon city hall, xem các em bé biễu diễn chào mừng Thingyan cực kỳ dễ thương. Bên dưới sân khấu người người nhảy múa trong "cơn mưa nhân tạo". Lướt qua Nhà thờ chánh tòa. Đi bộ dọc theo các con phố, "bị" tủi nhỏ dí té nước, rồi tham gia đội quân vòi nước "bắn" các xe buýt chạy qua. Ướt đẫm rồi khô rồi ướt. Thăm Sule paya. Ăn trưa rất ngon với món Tom yum ở quán Aung, gần Sule paya. 
              Trưa tham quan chùa Phật nằm và ghé qua nhà General Aung San.
              Tối lại rai rai vài chai beer ở Motherlandinn 2 




Ngày 4: Đi bộ đến ngôi chùa gần bờ sông Ayeyarwady nhưng không vào tham quan (để kiếm lại tên sau). Ngay sau chùa có rất nhiều chim bồ câu. Xin đi nhờ vệ sinh ở một ngôi nhà gần đó, được nhóm bạn trẻ mời ăn tết Thingyan với cả một đại gia đình! Ăn trưa xong, đi buýt đến một điểm uống beer gần Sule paya, rồi đến thăm nhà của một bạn khác trong nhóm. Lại nhăm nhi tiếp. 
             Chiều muộn bay Mandalay. Đến sân bay Mandalay, xe shuttle bus 45 chỗ miễn phí chở vào trung tâm. Ở nhà nghỉ ET với giá 25USD. Gặp một cậu Trung Quốc trẻ đến từ Giang Tây, ăn tối chung.


Ngày 5: Đánh xe đi tham quan tu viện Mahagandhayon với hàng trăm sư thầy thọ thực lúc 10:00 sáng. Đi bộ qua cần Ubein, người đông nghìn nghịt. Trên đường về lại Mandalay ăn trưa, tham quan chùa Mahamuni. Cậu bạn bị sốt, anh chàng Trung Quốc phải đi xe chiều về Yangoon nên cả hai về khách sạn, tôi một mình đi  tham quan quyển sách kinh lớn nhất thế giới. Rồi đứng ngắm bữa đại tiệc nước dọc hoàng cung Mandalay nơi các vòi nước cỡ vòi rồng đang muốn rút cạn hào nước quanh hoàng cung và "tưới" thẳng vào các xe chạy ngang. Đường phố ngập lênh láng. 



             Môi bị sưng, nứt nẽ và chảy máu. Lại có dấu hiệu của tào tháo rượt, nằm từ chiều muộn đến tối mới bò ra khỏi giường đi ăn tối. Gặp hai bạn trẻ người Hà Lan ở quán ăn.



Ngày 6: Cậu bạn ở nhà vì còn sốt. Cùng 2 bạn Hà Lan đi bộ khoảng 30 phút đến bến tàu đi Mingun. Suốt thời gian trên tàu, ngồi "lì" một chỗ vì tào tháo không tha cho cái bụng. Đến chùa Mingun, leo lên đỉnh cao nhất ngắm cảnh, rồi ngồi bệt luôn dưới cái nắng cháy da vì đau bụng dữ dội. Cố gắng đi xuống, xem chiếc chuông 90 tấn nặng nhất thế giới được treo và đánh lên. Ra phía gần bờ sông chụp hình đôi sư tử bằng gạch đã đỗ vỡ nhiều, to nhất Miến Điện.



             Buổi trưa về lại khách sạn nằm bẹp dí tới tối muộn mới mò đi ăn tối với 2 bạn Hà Lan. Về gặp một ông bạn già hơn 60 tuổi người Malaysia gốc Hoa. Hơi lo lắng không biết ngày mai có khỏe hơn không. Bagan là điểm chính của ngày mai




Ngày 7: Ăn sáng, ông bạn Malaysia cho hai lọ thuốc viên uống vô thấy bụng đỡ hơn hẳn. Xe tới Bagan, thấy bụng khá tốt. Chắc là vì vùng đất thiêng mà tôi đã mong mỏi được đến từ mấy năm trước giúp tôi khỏe hơn! Haha. Nên mặc cho Bagan nóng như lửa, vẫn đi tham quan từ trưa đến gần tối. 



Ngày 8: Bình minh và hoàng hôn Bagan. Gặp lại 2 bạn Hà Lan mới tới Bagan.



Ngày 9 : Đi chuyến buýt "trời đánh" Bagan - Inle. Gặp một đôi bạn già người Úc. Tới Nyaung Shwe khoảng 5 giờ chiều. Chơi sang, ở khách sạn tốt tên PYI, giá 40USD/đêm. Ăn tối bên nhà hàng kế khách sạn, thích món xoài sinh tố ngon cực. Làm luôn 2 ly! Tối ngồi nghe mấy bạn trẻ Nyaung Shwe hát rất hay.



Ngày 10: Thích thú cùng phiên chợ đầy ắp sản vật và sắc màu của Nyaung Shwe (May thay đúng ngày!). Đi chơi cả ngày ở hồ Inle



Ngày 11: Tự do loanh quanh phố phường. Khoảng 4 giờ chiều may mắn chứng kiến lễ tiễn con vào chùa, vui và nhộn nhịp! 5 giờ chiều đi xe buýt về Yangoon



Ngày 12: Yangoon, dạo quanh phố phường, la cà hàng quán và chợ, siêu thị



Ngày 13: Đi chợ, dạo phố. Chiều bay Yangoon - Kuala Lumpur



Ngày 14: Bay KL - Sài Gòn.


G/ Khách sạn
So với nhiều nước trong khu vực, khách sạn và nhà nghỉ ở Miến Điện hiện nay có chất lượng thấp hơn nhưng giá cả lại cao hơn rất nhiều! Trên các trang mạng, bà con Tây ta du lịch bụi đều cảm thấy khá choáng với mức giá phòng. 

 Trên tổng thể, ở Yangoon, Mandalay và Bagan, giá phòng nhà nghỉ bình thường cho hai người, gồm ăn sáng và máy lạnh là 30USD/đêm. Phòng không máy lạnh là 25USD/đêm. Internet tại khách sạn tính phí, thường là 1,000Kyat/giờ. Hầu như không có wifi.

Nhìn chung số lượng khách sạn không nhiều, thường xuyên bị đầy phòng nên tốt nhất là đặt trước qua mail hoặc điện thoại trực tiếp (Số lượng khách sạn sử dụng mail hoặc sở hữu trang web riêng không nhiều. Và thường trả lời chậm)



1/ Mother Land Inn - 2, Yangoon

No 433, Lower Pazundaung Road, Yangon, Myanmar (Burma).

Ph: 0095-1 291343, 0095-1 290348,

0095-095185395,0095-095053206





Giá phòng: 30USD/đêm (phòng 2 người, ăn sáng, máy lạnh); 25USD/đêm (2 người, ăn sáng, không máy lạnh); 20USD/đêm (phòng khá nhỏ dành cho 01 người, không máy lạnh, toilet và phòng tắm bên ngoài)


Chất lượng phòng: Khá cũ, nhưng sạch đối với chuẩn balô. Nước nóng. Tránh đặt những phòng hường ra đường, buổi sáng trưa mặt trời chiếu thẳng vào nóng như lò lửa.



Ăn sáng: Bánh mì, trứng, trà, cafe, nước bột cam Tang. Bạn có thể gọi món mì Miến Điện (đặt trước vào buổi tối hôm trước). Nếu bạn đến khách sạn sớm, nhân viên lễ tân sẽ mời bạn ăn sáng (điểm cộng!)



Ăn trưa, tối: nhìn chung nấu ăn khá được, bạn mình cho là ngon. Giá hơi cao tí



Đón và tiễn phi trường: Mother Land Inn 2 cung cấp miễn phí đón/tiễn phi trường. Nhìn chung họ rất tích cực trong việc đón phi trường. Tiễn phi trường thì chỉ có 2 thời điểm trong ngày (Quên rồi, bạn tự kiểm tra lại qua mail với họ). Từ sân bay Yangoon đến khách sạn khoảng 30 phút hơn



Trả lời mail: Khá nhanh. Có nhân viên túc trực trả lời thường xuyên



Dịch vụ đặt vé xe buýt/máy bay (Hiển nhiên là giá cao hơn bạn tự đi mua)



Internet: Tốc độ rùa booooooooò. Tính phí 1,000Kyat/giờ



Tiệm tạp hóa, siêu thị, chợ và Internet máy lạnh: Bên phải Mother Land Inn 2, khoảng 100m là một tiệm tạp hóa nhỏ mở cửa tới khoảng 11:00 tối. 



Từ tiệm tạp hóa, đi xa hơn chút đến một ngã ba, quẹo phải sẽ thấy siêu thị Ocean to tướng bán đầy đủ các mặt hàng rau củ quả, mì gói, các loại beer nước ngọt, quần áo dày giép, các món ăn, cafe, kem, bánh... Giá tương đối OK. Nhưng trái cây thì hơi đắt so với ngoài chợ. Cậu bạn mình nói ở đây tìm thấy nhiều mặt hàng nhập từ nước ngoài mà Việt Nam chưa thấy (Mình chịu! Không phải dân shopping nên chả để ý). Chỉ biết là Myanmar beer có giá hình như 880Kyat/chai.



Bên trái Mother Land Inn 2, bên kia đường khoảng 300m là tiệm Internet với giá 300Kyat/giờ. Đi xa hơn sẽ là chợ truyền thống. Ở gần đó cũng có tiệm net với máy lạnh, 300Kyat/giờ, gọi điện thoại quốc tế...





Cùng các bạn Tây uống beer và tám tới khuya ở Mother Land...
  



Buffet sáng ở Mother Land.


Internet tốc độ con rùa booooooò ở Mother Land


Phòng của tôi



Nhà tắm cũ, được cái có nước nóng.


Siêu thị Ocean   


Thích mấy đôi dép này. Thấy các vị sư ở Miến Điện mang. Giá bán là 3,000Kyat



ET hotel, Mandalay
Để kiếm lại đại chỉ sau (có trên Lonely Planet. Hiện ở Nha Trang không mang theo)

Giá phòng: 30USD/đêm (phòng 2 người, ăn sáng, máy lạnh). Mình gọi điện thoại đặt từ Yangoon nhưng đến nơi tiếp tân báo hết phòng twin. Thật mất uy tín. Ở tạm phòng 01 giường, trải thêm tấm nêm, trả nó 25USD/đêm.   Không thang máy. Nhân viên thân thiện. Chủ khách sạn nói tiếng Trung.

Chất lượng phòng: Cũng khá cũ nhưng sạch.

Ăn sáng: Lại bánh mì và trứng, trà hoặc cafe

Dịch vụ đặt vé xe đi /tàu/máy bay đi Bagan, Yangoon... 

Quán ăn tối: Đi bộ khoảng 300 - 500m có 02 nhà hàng, nấu ăn tương đối








May Kha Lar guesthouse, Nyaung Oo, Bagan
Giá phòng: 30USD/ đêm (Phòng 2 người, to đùng, sàn gỗ, máy lạnh, tắm nước nóng, ăn sáng). Nhân viên thân thiện

Ăn sáng: Bánh mì, trứng, hoặc mì Miến Điện, trái cây, trà, cafe... Mình mua mì gói về nhờ họ nấu cho thêm quả trứng và rau! 

Tiệm tạp hóa: Bên trái nhà nghỉ, đi khoảng 70m là tiệm tạp hóa lớn mở cửa tới khoảng 10:00 tối

Nhà hàng: Gần May Kha Lar có một số nhà hàng. Trong đó, Shwe Moe nấu ăn khá ngon, thích nhất là món cá hấp chua chua ngọt ngọt. Ăn ngon nên quên chụp hình! (Đã nói với nhân viên phục vụ là hễ có khách Việt Nam đến thì tụi bây nhớ giới thiệu nhá. Tao chắc là người Việt tao sẽ thích) 









Nhà hàng Shwe Moe



Pyi hotel, Nyaung Shwe
Giá phòng: 40USD/đêm (Mùa thấp điểm, phòng 2 giường rất to, mới, máy lạnh, nước nóng, két sắt, ăn sáng. Nhà tắm và nhà vệ sinh tách biệt. Trong đó nhà tắm không có giá/móc treo quần áo)

Ăn sáng: Bánh mì, trứng hoặc mì Shan (món này mình ăn thấy khá được), trái cây, cafe, trà...

Ông chủ: Nói tiếng Anh rất tốt. Chạy xe hơi (chở miễn phí chúng tôi đi chợ và đến bến tàu Inle). Giá thuê tàu, đặt vé buýt khá cao

Chợ: Đi bộ khoảng 7 - 10 phút là tới chợ trung tâm Nyaung Shwe

Bến xe: Nằm gần chợ. Xe từ Bagan và các nơi sẽ đỗ ở đây. Vì vậy chỉ cần đi bộ là tới các khách sạn nhà nghỉ.

Các khách sạn, nhà nghỉ khác gần đấy: Vì cậu bạn và 2 người bạn Úc nhất quyết đòi ở khách sạn có máy lạnh nên thật lòng là mình bắm bụng ở Pyi. Nếu đi solo thì cứ nhảy vào các nhà nghỉ với giá 20USD, với không gian vườn thoáng đãng. (Inle cũng khá mát về đêm trong những ngày nóng nhất trong năm nên thực tế là không cần máy lạnh) 

Quán ăn: Kế bên Pyi là quán Htoo Htoo Aung với màu xanh mướt của cỏ. Món cá hấp khá ngon. Mình kết món canh khoai củ và sinh tố xoài. 


























H/ Padauk, hoa của Thingyan
     Sân bay Yangoon chiều 12/04 rực rỡ một màu hoa vàng như một lời chào ngọt ngào với những người lần đầu đặt chân đến Miến Điện.

     Trên chuyến bay Yangoon - Mandalay, qua tạp chí của hãng hàng không Golden Myanmar Airlines, mới biết loài hoa ấy có tên là Padauk.  

    Nở về đêm, đặc biệt là ngay sau khi đón nhận một vài cơn mưa vàng bất chợt của những ngày nóng nhất trong năm, hoa của Thingyan, có nét gì đó giống với bông điên điển mùa nước nổi với màu vàng say mê và vẻ đẹp dịu dàng của từng chùm hoa nhỏ. Khác chăng là điên điển thân cây xốp còn Padauk  là thân cây gỗ lớn.  

   Hàng thế kỷ qua, Padauk là nguồn cảm hứng của thi ca Miến Điện. Phụ nữ Miến kết Padauk thành những vòng hoa đội trên đầu và Padauk cũng được dâng kính lên đức Phật. 


Padauk "nhân tạo" ở sân bay Yangoon

Cây Padauk đứng bên cạnh cây phượng ở Nyaung Shwe


Padauk hay điên điển (May Kha Lar guesthouse)



Padauk được bán trong chợ Nyaung Shwe



Pics: Vietnamguidebook


I/ Hình ảnh và clip tết té nước Thingyan

Yangoon
Các "sân khấu" dã chiến được dựng lên khắp thành phố





"Cảnh sát" đường phố với chiếc còi huýt tất cả các phương tiện vận chuyển vào "tắm" nước



Khu vực Tòa thị chính 


Các bé biểu diễn trên sân khấu trước tòa thị chính




Mandalay, dọc theo hào nước của hoàng cung, trở thành chiến trường... nước



                                                        Pics and clips: Vietnamguidebook



J/ Thử là người... Miến Điện
* Nhai trầu
Thanh niên, đàn ông đất nước longyi thích nhai trầu. Những nơi má tôi từng đi qua, các tiệm bán trầu ở khắp mọi nơi. Thiết nghĩ nếu mang chewing gum qua đây bán thì chỉ có lỗ.
Đến Hà Nội, tôi thích la cà đường phố và thấy mình ở một quán cốc bên đường hoặc dưới một gốc cây nào đó thưởng thức cốc chè và nhìn dòng người, xe cộ xuôi ngược. Cậu bạn đi chung "không ưa" những hàm răng đỏ ngầu của thanh niên Miến, không thích những tài xế đang chạy xe hơi thì mở cửa ra... phun rồi lại nhai. Tôi lại thấy nếu không nhai trầu thì đàn ông Miến cũng sẽ chẳng khác gì phần còn lại của thế giới. Thế là tôi thích và tôi cũng một lần thử nhai cho biết! Haha
 

Một quầy bán trầu cau ở Nyaung Shwe

Quầy trầu cau gần Shwedagon, Yangoon
 


Ông bạn bán chè ở Yangoon


Mấy bạn trẻ Miến mời mình nhai trầu



* Đất nước Longi (Bài viết và hình ảnh của chị Linhevil)  
Myanmar tháng 9, cái nóng của nắng và hơi ẩm từ những cơn giông ẩn náu đâu đó trong các vòm lá quện vào nhau tạo nên một không khí vừa uể oải vừa ngái ngủ. Cuộc sống cũng vì thế mà chậm rãi trôi đi, giống như bước chân ngắn của những khách bộ hành, của những người đạp xe, của những bác tài trisaw trên phố... của giới công chức, của học sinh, của bà nội trợ,... tất cả đều trôi qua cái nóng trong những bước chân ngắn...
Chỉ bởi vì họ đều mặc sà rông, mà tiếng Miến gọi là Longi.

Cuộc hành trình trên đất Miến của chúng tôi đầy ắp sự tò mò thích thú gắn liền với chiếc Longi. Đó là cả một sự kỳ thú gợi mở... khơi gợi những tưởng tượng thú vị đến mức người phụ nữ chín chắn như em Linh cũng phải bất giác mỉm cười.

Longi ở Miến Điện là quốc phục. Nó vừa hợp với khí hậu, lại vừa hợp với văn hóa Phật giáo. Nó đủ dài để thể hiện sự tôn trọng Phật giáo khi vào đền chùa, lại đủ rộng rãi để thông thoáng tránh cái nóng gay gắt hay cái lạnh của những cơn mưa bất chợt. Người Miến ai cũgn cao ráo ưa nhìn nên khi mặc Longi trông lại càng hấp dẫn.

Đàn ông mặc Longi kẻ, sau nhiều nước giặt thì chiếc longi cũng mềm mại và quấn vào nhịp bước dễ dàng, đàn ông có nhiều cách quấn Longi, phong phú hơn các cách thắt cavát của phương tây. Ông thì xuề xòa để longi thành múi vải buộc, người thì gọn ghẽ quấn nút tròn, bỏ áo trong "longi" trông chỉn chu lịch sự. Lận ở thắt lưng, đàn ông Myanmar hay dắt những chiếc ví dài, thanh bình như chưa hề biết đến việc trộm cắp, nhàn tảng như chưa hề sợ "tụt longi".

Phụ nữ mặc Longi hoa in hoặc thêu kiểu vấn cũng đơn giản nhẹ nhàng. Longi quấn quanh người 1 vòng rưỡi thế nhưng vấn không gấp nếp, mặc áo vẫn thấy bụng nhỏ xinh.

Trẻ em cả nước đến tuổi đi học đều mặc sơ mi trắng Longi xanh lá cây.

Các bác lao động nặng nhọc đến giới công sở cũng đều chơi Longi hết.
Chiếc Longi làm người ta cảm thấy giản tiện, nhẹ nhàng. Đàn ông thường một ngày phải buộc lại Longi không quá .... 30 lần....

Đi nhanh quá... tụt
Đạp xe một hồi nhổm lên ngồi xuống... tụt
Phải tập dựot 1 điệu múa mới... tụt
Rút ví ra nhanh quá... tụt....

Việc tụt và buộc lại Longi thông dụng đến mức giốgn người Việt ngoáy mũi ở chỗ công cộng vậy. Hai tay xóc xóc chiếc Longi ở giữa phố, người đứng trên cao nhìn cả được vào bên trong. Các chị em trong đoàn chỉ giảm cười mỉm mà tưởng tượng xem liệu việc longi bị tụt xuống có liên quan đến kích thước bên trong longi hay không...

Nhưng đôi khi sự bí hiểm quá to lớn làm người ta choáng ngợp nên các chị em bèn bỏ cuộc mà tập trugn vào trả lời câu hỏi là bên trong longi người ta có mặc gì khôgn mà thôi....

....

Trên suốt dặm đường, chúng tôi gặp không biết bao nhiêu sắc màu longi. Đi thăm nhiều xưởng dệt. Đem lòng yêu cái sự giản tiện, ý nhị.

Đem lòng yêu những chiếc longi được phơi đầy trên lan can ngôi nhà cũ, phất phơ bay trong gió. Yêu điệu múa trong một ngôi chùa cũ ở Bagan khi những vũ công vừa nhẩy vừa nắm "longi" cho khỏi tụt

Chúng tôi được nhìn thấy những chiếc Longi được quấn lên khi đá bóng, đá cầu mây trông giống như chiếc quần đùi xì po gọn gẽ

Được nhìn thấy Longi được các chị các em vấn đến ngực khi đi tắm

Được nhìn thấy Longi được vén cao tận đầu để che nắng

Lại được trải nghiệm cảm giác líu ríu bước chân trong chiếc Longi dài....

Hiếm có đất nước nào truyền được cái quốc phục của họ sang người du lịch dễ dàng như chiếc Longi của Miến. Cảm giác khi mặc chiếc Longi đi trên đường và mỉm cười với một người bản địa, ngân nga câu chào Mingalarbar... thấy trong lòng hạnh phúc khó tả

Giống như thấy mình đã là một phần của xã hội ấy, của những con người dễ mến ấy. Những người không - vội - vã trong những nhịp bước Longi

Ghi chú: Tôi cũng mặc longi và mua cho mình một cái làm kỷ niệm nhưng không biết bao giờ quay lại Miến Điện để... mặc. Haha
(http://www.phuot.vn/threads/2032-Myanmar-trong-t%C3%B4i-l%C3%A0-b%C3%B3ng-m%E1%BA%B7t-tr%E1%BB%9Di)

Longi muốn đi phải... đạp

Longi cat walk Ubein show


Người lái phà ở đảo Ava, rất tiện lợi trong chiếc longi mềm


Bonus Pic, longi cầu mây

Pics: Linhevil


* Tanaka còn vương trên má (Bài viết của chị Linhevil) 

  Có thể bạn nói là tôi quá văn vẻ, Tanaka cũng chỉ là một thứ bột rồi nó cũng bị rửa trôi đi nếu bạn đi qua một cơn mưa, nếu bạn đứng dứoi một cái vòi hoa sen, hay nếu bạn dùng sữa rửa mặt

Có thể bạn sẽ nói tôi bắt trước ai đó khi cố dùng một câu na ná như " ngón chưn mình còn thơm mùi cải xong", để câu khách.

Nhưng không phải thế đâu, thật 100% đấy. Sau khi rời Miến Điện má mình vẫn còn vương Tanaka, vương 1 cách sâu đậm, đen xì, và sự thật phũ phàng là cháy nắng. Cháy đúng vệt Tanaka chạy theo sống mũi và hai bên má. Phải chăng vì Miến Điện đã quá luyến lưu sao?

Ấn tượng đầu tiên của chúng tôi khi đến Myanmar đó chính là hành trình 17 tiếng đến Bagan, choáng ngợp trước một hành trình dài, choáng ngợp bởi thiên nhiên hai bên đường. Choáng ngợp khi thức dậy thấy những thảo nguyên mênh mông không một bóng cây trải rộng dưới ánh trăng, và chiếc xe buýt chạy giữa mênh mông ấy, không theo một ... con đường nào hết.

Tôi vẫn nhớ những giây phút khi chiếc xe đi mải miết theo bóng hoàng hôn đỏ rực cuối chân trời. Khi choàng tỉnh giấc và nhìn thấy mình đi giữa 2 vách đất đỏ dựng cao vút như dẫy Caynon và hoa sương rồng nở bung trắng trời...

Nhớ những khi chiếc xe lướt qua những thị tứ nhỏ, nơi mà người dân ngồi nhàn tản hút thuốc bên cửa nhà, những ngôi nhà cổ tróc vôi vàng, đẹp và hoài niệm.

Myanmar đẹp và thuần khiết khiến cho người du lịch mất phương hướng về suy nghĩ, Đơn thuần tôi chỉ nghĩ rằng mình đang sống, không nhớ rằng mình đang đi. Cũng mất hẳn ý nghĩ mình đang ở Miến.

Đơn giản chúng tôi bị cuốn đi giữa những nụ cười và hoàn toàn bị khuất phục sau khi quệt lên má những vệt Tanaka mát lạnh.

Tanaka là một loại trang sức truyền thống của Miến, chủ yếu dành cho phụ nữ như một loại kem dưỡng da, chống nắng. Mới nhìn những việt Tanaka khiến người ta giống thổ dân nhưng khi nhìn quen rồi, thấy cái vệt vàng ấy càng làm nổi lên những đôi mắt đen rợp, những chiếc mũi cao xương xương, những gò má mặn mà của ngưoiừ phụ nữ Miến,

Tanaka là một loại bột mài từ vỏ cây, Những khúc cây Tanaka được bán rộng rãi khắp nơi, giá chỉ ~ 1000 - 2000 kyat cho một đoạn bằng khúc tay. Người phụ nữ đặt trong nhà những bàn trang điểm nhỏ, một khúc Tanaka được đánh sạch bằng bàn chải cho đến khi lớp vỏ cây trắng bóng. Một chiếc gương xinh xinh, một chiếc lược nhỏ, bàn đá mài để mài Tanaka và một chiếc liễn bạc đựng nước.

Tanaka được mài với nước, sánh thành nước bột vàng. Người ta dùng ngón tay miết nước Tanaka thành vệt trên mặt, hai bên má, sống mũi, cằm và trán. Những người điệu đà còn vẽ Tanaka thành hình tròn, hay ịn một chiếc lá rồi dán lên mặt để Tanaka có hình chiếc lá.

Trẻ em nghịch ngợm còn bôi Tanaka thành hình trái tim, quả bóng.

Giống như đàn ông buộc Longi thể hiện đôi phần tính cách thì phụ nữ khi trang điểm gương mặt bằng Tanaka cũng đã nhắn gửi nhiều điều qua gương mặt mình.

Buổi sáng trước khi lên đường, chúng tôi lại quây quần bên "bàn phấn" của chủ nhà để được trang điêm bằng Tanaka. Ai cũng thích cái vị mát dịu của nó, thích ngửi mùi Tanaka dìu dịu thơm thơm. Khi bế những đứa trẻ được bôi đẫm Tanaka vào người, bạn có cảm giác như đang nâng niu một vật báu được bảo vệ được chăm sóc...

Người Miến dịu dàng như thế. Họ chinh phục bạn từ những điều giản dị nhất, từ chiếc Longi mềm mại. Từ mùi Tanaka dịu thơm, từ những ngón tay mịn dịu dàng phết Tanaka lên má bạn. Người Miến làm bạn quên quá khứ, quên tương lai để sống cho một hiện tại. Một hiện tại mà con người dành cho nhau những gì tốt đẹp nhất. Và tương lai với họ chính là những đứa trẻ, những đứa trẻ được chuẩn bị bước vào đời trong sự bao bọc của hương Tanaka của sự yêu thương như thế. 


Tanaka được bán ở khắp nơi (Ảnh: Vietnamguidebook)
 







Tôi cũng có tanaka (Mua về 01 hủ làm kỷ niệm)

Pics: Vietnamguidebook

Làm một cốc bia Myanmar cho giống người Miến nào.




* Xăm hình
   Đàn ông Miến thích xăm hình. Ngay cả nhiều vị sư cũng có nhiều hình xăm. Có lẽ một ngày nào đó mình cũng "làm" một cái... haha

                                                           Pics: Vietnamguidebook



K/ Nhà cửa, đường phố, chợ...
Yangoon
Đại đa số dân Yangoon ở trong các chung cư cao tầng cũ với những cầu thang cao, nhỏ, hẹp. Mỗi hộ có chìa khóa để mở cửa cầu thang. 

Một điểm dễ nhận thấy là từ trên các căn hộ, người ta thả xuống các cọng dây để người ở dưới có thể kéo tạo tín hiệu báo khách đã đến hay với mục đích chuyển hàng lên/xuống.

Còn nhớ cách đây không lâu các chung cư cũ ở Sài Gòn phủ đầy "mạng nhện" cây tre ăng-ten cao lêu nghêu. Yangoon nhìn gọn hơn bởi nhà nhà sử dụng chảo parabol. 

Một nhóm bạn trẻ Miến Điện mà tôi quen thuê một căn hộ ở gần Sule Paya với giá khoảng 100USD/tháng.
   
Mật độ dân số không cao, những căn nhà cũ lên màu thời gian như rệu rã, các con đường rợp bóng những hàng đại thụ xanh mướt, cuộc sống chầm chậm trong những vòng quay tricksaw và không tiếng ồn của xe máy, chúng tôi thích Yangoon ngay từ lúc chiếc xe hơi đưa chúng tôi từ sân bay về khách sạn. Sau này khi đến Mandalay, chúng tôi càng cảm thấy yêu Yangoon hơn...


Màu thời gian trên từng con phố cũ...
   










Trong gió thoảng thơm mùi quần áo...

Một giàn hoa giấy


Những chiếc chảo parabol



02 chiếc loa và những bài hát với giai điệu vui tươi trong một trưa Thingyan

Cầu thang nhỏ hẹp

Các cọng dây liên lạc



Miến Điện vừa mới mở cửa. Đã thấy thấp thoáng những tòa nhà mới trong khu phố cũ



Sài Gòn có trà đá miễn phí ở vào góc đường. Yangoon thì thấy các bình nước ở rất nhiều nơi



Nhiều con đường được đánh số

Chậm rãi và thanh bình





Bó lúa khô dành cho chim ăn


Một đoạn đường sắt trong thành phố


Một bến phà

Pics: Vietnamguidebook



Một vài tòa nhà khác ở Yangoon

Tòa nhà đường sắt Yangoon




Nhà thờ chánh tòa


Tòa án - một trong những tòa kiến trúc đẹp nhất của Yangoon



Chợ trung tâm Bogyoke Aung Shan (tương tự như chợ Bến Thành)




Chợ địa phương không khác gì chợ Việt Nam










Pics: Vietnamguidebook


Mandalay, Inle, Bagan
Trên các con đường đến Mandalay, cầu Unbein, Bagan và gần xung quanh Nyaung Shwe, thấy rất nhiều người dân sống trong những căn nhà được làm rất sơ sài, chủ yếu là từ các mảng tre ghép lại. 


 




Pics: Vietnamguidebook



L/ Ăn
     Với khẩu vị của một người đến từ Sài Gòn như tôi thì  thức ăn Miến Điện hơi mặn, khá dầu mỡ, nhiều món đậm càri và cay. 

     Các quán/tiệm cơm bán gần chợ, dọc theo các con đường trưng bày thức ăn trong các thau nhôm theo kiểu người ăn tự chọn món. Ngày đầu đến Yangoon, ăn tối gần Shwedagon có cảm giác là lạ ngon nhưng tiếp theo các bữa nữa thì đâm ra ngán, để đầu óc cứ đến mỗi bữa ăn là nghĩ về Việt Nam. Nhớ rau xanh, rau luộc, rau xào và canh chua...

     Sau này, ăn ở các quán ăn dành cho khách du lịch thì có rất nhiều món phù hợp với khẩu vị Việt Nam (ít nhất là với mình). Trong đó thích các món Tom Yum, Tom Kha (chua nhẹ, cay, ngọt vừa, và ít béo vì gần như không sử dụng nước cốt dừa), súp rau, các món cá hấp/chiên, rau xào/luộc... 

     Mì gói có vị chua, cay như Thái cũng là sự lựa chọn cho những buổi sáng chán ghét bánh mì trứng. 

     Trong các loại trái cây thì mình kết nhất là xoài. Giá 300Kyat/quả chín mua tại chợ.

Một tiệm cơm tự chọn gần Shwedagon



Người Miến thích ăn các món chiên...
Món này giống bánh khọt miền Nam. Khác chăng là có thêm trứng cút và hơi bị... dầu mỡ. Ăn cũng ngon


Bánh tôm và bắp chiên

Bắp luộc và gà chiên


Đậu luộc 


Giống người Cam, Thái và cả các cô gái Việt, người Miến cũng thích ăn xoài


Và dưa hấu

Chè bánh lọt + bánh mì + sữa. Tưởng sẽ đau bụng. Cả 03 người vẫn chạy khỏe




Nhậu lai rai ở China town của Yangoon, đông vui 



Món Tom Yum buổi trưa với nhiều rau, ăn rất ngon tại nhà hàng Aung, gần Sule Paya, Yangoon





M/ Đất nước chùa vàng
     Đó là vàng Shwedagon, Yangoon
















Pics: Vietnamguidebook

Shwedagon 360o


 http://www.airpano.com/360Degree-VirtualTour.php?3D=Shwedagon-Pagoda-Myanmar)                                          

Đò là vàng Sule paya, những miếng vàng lá dát lên tượng Phật trong ngày Thingyan và màu vàng tanaka trên mặt... (Yangoon)







Vàng của một tượng Phật rất lớn bằng đồng trong một chùa gần Shwedagon





Vàng của tượng Phật nằm dài nhất ở Yangoon





Là màu vàng Mahamuini, Mandalay









Màu vàng của các tượng Phật trong các đền tháp Bagan







Màu vàng khi hoàng hôn đã lùi xa Bagan




Là màu vàng của muôn vàn đỉnh tháp Shwe Inn Tain và một bông hoa dại nở vàng rực giữa đỗ nát của những tòa tháp gạch.  




Pics: Vietnamguidebook


N/ Hình ảnh khất thực/thọ thực

Ngày mới Yangoon, nhớ gương mặt nghiêm nghị mà thanh thoát của vị sư cả và nét hồn hiên của các chú tiểu. 







Tu viện Mahagandhayon, gần khu vực cầu Ubein và giờ thọ thực 10:00 sáng, một trong những điểm được xem là đáng tham quan nhất gần Mandalay.
Thật lòng tôi không cảm được với Luang Prabang (Lào) và tu viện Mahagandhayon cũng chỉ là một nơi đến để rồi biết. Mặt trái của du lịch, ít nhất là với tôi... 
Vẫn mơ về những con đường đất đỏ, những mái nhà lá và hàng rào xanh, nơi các cụ già rung rung mút từng muỗng cháo cho vào bình bát của các sư thầy ở khu vực gần Kampong Thom, Campuchia. Và tiếng kinh cầu nguyện...

Những căn nhà được làm bằng gỗ và các mảng tre của các sư thầy trong khuôn viên tu viện


Các chú tiểu hồn nhiên, tắm rửa, vui đùa trước giờ thọ thực





















Các tiểu ni cô khất thực trong chợ Nyaung Shwe (Inle lake)





Pics: Vietnamguidebook




O/ Ubein đông nghịt
      Tôi không có cho mình một Ubein với hoàng hôn rực cháy. Cũng không có những phút giây thanh bình của bình minh ngày mới. Chỉ có dòng người đông nghìn nghịt trên cây cầu gỗ tếch dài nhất thế giới vào ngày Thingyan. Có hơi chút luyến tiếc nhưng cũng cảm thấy thỏa mãn. (Một cậu bạn đi cùng bị sốt, nên nếu một mình quay lại Ubein hoàng hôn thì thật lẻ loi. Nói thật ra là vì không muốn một mình trả tiền xe đi và về từ Mandalay, haha)
      Từ Mandalay đến Ubein khoảng 30 phút đi xe (Không nhớ chính xác)

Con đường đất gần Ubein đầy hàng quán 

Nghìn nghịt người


Nào cùng người Myanmar... tắm trong ngày Thingyan.






Muốn dừng lại ở quán cốc dười cầu này uống nước nhưng hai bạn đi cùng cứ hối về. Lần sau hứa là cứ một mình solo, haha...


Một cánh đồng ngô ven cầu Ubein



Pics: Vietnamguidebook



Hình ảnh quyển sách kinh lớn nhất thế giới (Mandalay)










Pics: Vietnamguidebook


Hoàng cung Mandalay


Pics: Vietnamgudiebook


P/ Thị trấn Nyaung Shwe
     12 ngày trên đất Miến, cùng với bình minh Bagan, những giờ phút thanh bình nhất mà sau này về Sài Gòn tôi vẫn nhớ mãi là ở thị trấn nhỏ Nyaung Shwe. 

     Nhớ những cây me già với lá non xanh mướt bên góc đường. Có lẽ tôi đang trôi về những ngày Sài Gòn xưa nào đó. Tôi vẫn thèm những cơn mưa đầu mùa, để đêm nằm nghe tiếng của trời lách tách rơi trên mái tôn, để trong sắc xanh tươi của cây lá thấy một bầu trời rộng mở và nhiều ước vọng, để thấy mình đã chạy quá nhanh giữa thực tại cuộc sống... 

     Nhớ những dãy phố êm đềm, sáng trưa chiều bước chân chầm chậm  đi về. Và tiếng hát của nhóm bạn trẻ bên chiếc đàn ghi-ta  hôm ấy như muốn kéo cho đêm thêm dài ra, trong một cảm xúc hân hoan khó tả.  

     Nhớ những căn nhà cũ mềm, qua khung cửa sổ rỉ sét nghe mùi thời gian. Nyaung Shwe chỉ vừa đủ mát về sớm trong những ngày nóng nhất trong năm. Bữa trưa vẫn được thèm nằm ì trong phòng với máy lạnh mát rượi và nhìn ra những khóm hoa ngoài vườn.

     Và trong bữa trưa nắng vàng lịm nhớ những gương mặt nổi bật lên với những vệt tanaka... 
     
     










                                                           Pics: Vietnamguidebook

    Phiên chợ thị trấn Nyaung Shwe (Inle lake) tràn ngập sắc màu, diễn ra vào thứ 6 ngày 19 tháng 04











Trà


Than và củi dầu


Các loại đậu, bắp


Dầu hỏa?

Đậu hủ thúi?

Món đậu hủ này ăn béo béo, khá ngon


Giống Sài Gòn hồi tôi còn nhỏ. Má tôi vẫn thường đi chợ với chiếc giỏ thế này







Xoài đầu mùa: 300Kyat/trái










Những giờ phút thảnh thơi với cigar Inle




                                                              Pics: Vietnamguidebook


Đuổi theo hoàng hôn hồ Inle
Tôi có cho mình một phiên chợ Nyaung Swe nhiều sắc màu và vì thế tôi chẳng có một bình minh Inle lake. Một trong những mong muốn của chuyến đi là chợ nỗi cũng đành để lại sau này.

Xuất phát từ đây, một con kênh với nước màu phù sa. Thuyền mình đi và các thuyền của những bạn Tây khác đều có trang bị áo phao. 



Hai anh chàng lái thuyền của nhóm 04 người chúng tôi (02 Việt Nam, 02 bạn già ngưới Úc)


Thuyền chạy khoảng 15 hay 20 phút thì tiến vào cùng hồ. Đầu tiên là gặp bác ngư dân này. Sau khi chụp hình bác tạo dáng đủ kiểu thì hiểu ra rằng bác "đang đợi " du khách. Vui vẻ gửi bác ít tiền vì thấy cũng xứng đáng với công của bác.












Vườn nỗi trên hồ. 


Rêu dùng làm phân bón















Thuốc lá làng Nam Pan. Bị mê hoặc bởi bài viết của chị Linhevil, tôi lần đầu tiên hút thuốc và mua về một hộp 20 điếu tại làng và 200 điếu tại chợ Nyaung Shwe. Nguyên liệu chính được ghi trong tấm hình bên dưới.







Đây là một trong những nhà làm silk từ tơ sen.









Bắt hoa văn. Cái này mình từng thấy qua ở làng dệt của người Khmer, tỉnh An Giang

Gỗ mít, xoài... được dùng để tạo màu tự nhiên (cam và nâu thì phải). Một số màu khác là màu công nghiệp


Thành phẩm là các chiếc khăn, áo. Ta balô nên chỉ nhìn thôi, haha, giá cao, trong khoảng trên dưới 100USD/cái.


Ăn trưa ở đây. Nhiều nhà thuyền đều đưa khách đến đây. Dù sao thì cũng không đến nỗi chặt chém. 



Qua con kênh nhỏ nước màu son đỏ này thuyền chạy rất chậm vì cạn. Lúc quay về, tôi và bà bạn người Úc phải nhảy xuống đẩy thuyền. Ông chồng Úc thì bị triệu chứng sợ nước, còn cậu bạn do bị tụi nhóc dí trong đợt tết Thingyan ở Yangoon té chảy máu ngón chân nên ngồi ì luôn... haha


Nào chuẩn bị cùng thuyền... nhảy vượt cấp. Anh chàng lái thuyền điệu nghệ không cần chỉnh

Điểm khác biệt với Cửu Long quê mình là đây




Càng đi vào trong, nước càng xanh hơn, qua những chiếc cầu gỗ mộc mạc nhìn có nét gì đó giống với miền Tây sông nước. 



















Các chú tiểu và bọn trẻ vui đùa






Giặt giũ ven kênh





Thích những mái nhà bên những hàng tre xanh như thế này







Hàng quán...









Đi sâu vào là chùa Shwe Inn Tain. 

Con điường chính lên dốc thoai thoải, khá xa, có mái che, và nhiều hàng quán bán đồ lưu niệm. Đáng chú ý là hàng loạt những tòa tháp gạch đã đỗ nát nhiều ở hai bên và khá nhiều bức tượng, phù điêu đẹp thanh thoát...
















































Bà bạn người Úc chụp hình cùng vài cô/dì dân tộc thiểu số trên đường lên chùa. Có tip vui vẻ khi họ yêu cầu.








Gian chính của chùa bình thường, nhưng phía sau là một loạt các tháp vàng







Đến tu viện Nga Phe Chaung. Không thấy ấn tượng lắm với màn biểu diễn của các cô, chú mèo. Thích các tượng Phật trong tu viện. Cậu bạn thì phấn khởi với bức hình Louis Vuitton đã từng đến Inle treo trong tu viện.  














Cảnh ven tu viện








Và tôi đuổi theo mặt trời, ước mong hoàng hôn cứ dài ra mãi, bởi chẳng biết khi nào tôi mới trở lại Inle và Nyaung Shwe. Đọng lại nhiều nhất là gương mặt thiên thần của cô bé mà tôi đã gặp ở bến đỗ dẫn vào Shwe Inn Tain. 























Pics: Vietnamguidebook



Lễ vào chùa của "thái tử" ở Nyaung Shwe
Nhộn nhịp vui tươi trong tiếng kèn trống nhảy múa. Làm mình nhớ lại lễ vào chùa của mấy chú bé ở vùng quê nghèo Kampong Luong, Campuchia.  

Dẫn đầu là anh hề  



Đến các thiều nữ xinh đẹp mỗi người mang một bình hoa

Xe tiền

Chuối và bánh đa?

Cha mẹ của thái tử trong tâm trạng hoan hỉ

Chú ngựa này đi một đoạn lại được nài ngựa cho dừng lại và biểu diễn giậm chân chào mừng 

Thái tử cũng nhún nhảy trên lưng ngựa theo chỉ dẫn. 

Mấy đứa bé đi xem lễ 



Pics: Vietnamguidebook



Q/ Bagan 
     Đã có lúc tôi sợ mình phụ lòng Angkor...
     Hình ảnh Mỹ Sơn, Sambor Prei Kuk trôi về và thoáng qua trong suy nghĩ là một sự so sánh...
   
     





































































































































































































No comments:

Post a Comment

베트남 여행 일지 - Travel diary of a Seoul student in Vietnam: http://vnkrphrasebook.blogspot.com