Monday, October 14, 2013

OTHERS

2 tháng hè 2011, một mình balô Trung Quốc
Quý vị/các bạn đang đọc những dòng cảm nhận và trải nghiệm của một người đến từ Sài Gòn vào một khoảng thời gian nhất định (tháng 5 và 6 năm 2011) vì thế chúng không nhất thiết đồng nhất với những gì quý vị/các bạn đã, đang hoặc sẽ cảm nhận, trải nghiệm.


Bài viết dưới dạng cảm nhận và không tuân theo một trật tự thời gian nhất định nào.



Chuyến đi được thực hiện qua 2 tháng với các điểm đến chính như sau :



1/ Vân Nam: Nguyên Dương, Côn Minh, Đại Lý, Lệ Giang, Shangrila, Đức Khâm - Feilaishi - Mai Lý Tuyết Sơn, Lugu (một phần Tứ Xuyên)



2/ Quảng Tây: Quế Lâm, Dương Sóc



3/ Quảng Đông: Quảng Châu, Thâm Quyến, Tiều Châu



4/ Thượng Hải



5/ Tô Châu



6/ Hàng Châu 



7/ An Huy: Hoàng Sơn, Hồng Thôn



8/ Bắc Kinh


Ruộng bậc thang Nguyên Dương


Côn Minh


Cổ thành Đại Lý




Thúc Hà cổ trấn (Lệ Giang)




Shangrila - Hương Cách Lý Lạp




Lugu - Tây Lương Nữ Quốc




Đức Khâm - Mai Lý Tuyết Sơn





Quế Lâm - Dương Sóc




Sa Diện (Quảng Châu)


Cố hương Tiều Châu


Thượng Hải



Hàng Châu



Tô Châu



Hoàng Sơn 




Hồng Thôn



Bắc Kinh


Pics: Vietnamguidebook




Tôi đi tàu lửa Trung Quốc
Nhiều bạn trẻ Trung Quốc mà tôi gặp trên chuyến hành trình du lịch bụi trong 2 tháng 5 & 6 năm 2011, cho tôi cảm nhận họ rất tự hào về hệ thống tàu cao tốc của đất nước mình - những chuyến tàu thuộc loại nhanh nhất thế giới với tiêu chuẩn phục vụ như khách sạn 5 sao. Tuy nhiên hình ảnh những cô phục vụ viên trong trang phục như những tiếp viên hàng không trên các chuyến tàu cao tốc vẫn còn là những hình ảnh hiếm hoi trên đất nước đông dân nhất thế giới này, nơi số đông tầng lớp nghèo vẫn hàng ngày sử dụng loại tàu thông thường...


Chuyến tàu 18 tiếng đứng

Trên đất nước đông dân nhất thế giới, nơi đông nhất là các bến tàu xe và tháng 6 vẫn chưa phải là tháng cao điểm trong năm nhưng để mua được một tấm vé từ Hợp Phì (Hefei) tỉnh An Huy đi Bắc Kinh vào ngày 22, tôi đã phải xếp hàng đợi hơn 30 phút và đó là một tấm vé "18 giờ không chỗ ngồi" lần đầu tiên tôi gặp với giá 143 Tệ!



Nhà ga Hợp Phì lớn và hiện đại như một sân bay quốc tế nhưng đâu đâu cũng ngộp toàn là người. 15 phút trước giờ lên tàu (20:05PM), khi cánh cửa soát vé được mở ra, cả một rừng người như ong vỡ tổ tranh nhau tiến về phía tàu lửa. Họ đi mà như chạy, dẫu họ đã có số ghế/giường tàu hẳn hoi.



Đúng 20 giờ 05 phút, tàu rời ga Hợp Phì và không chỉ có tôi là một hành khách không ghế ngồi, chuyến tàu hôm ấy cũng có rất nhiều hành khách trong tình thế tương tự như tôi, họ tập trung đứng đông nhất ở gần khu nhà vệ sinh. Nhiều người còn ngồi trên bồn rửa mặt, thậm chí nằm cả vào trong lòng nó!



Tôi đứng với một vali hành lý và một túi xách đặt dưới chân. Không còn chỗ để hành lý nữa. Giờ thì đã hiểu vì sao người ta cứ tranh nhau tiến về phía tàu hỏa khi cánh cửa soát vé vừa mở ra. Quá nhiều người làm công đến Bắc Kinh để kiếm kế sinh nhai và họ mang theo tất tần tật những gì từ quê nhà để dùng, bao gồm cả cái quạt máy đứng cũ rích, chiếc đòn gánh hàng ngày gánh hàng hóa...



Thời gian cứ thế trôi đi trong sự rã rời của đôi chân. 12 giờ đêm tiếng cười nói vẫn còn vang lên và đèn vẫn sáng. Nhiều người thản nhiên chơi bài ăn tiền, và ở chỗ tôi đứng vài anh chàng đốt thuốc lá như điên và mùi mì gói bay trong không khí...



Hơn 1 giờ sáng, những người phải đứng suốt từ 20:05 phút tới giờ, bắt đầu ngã nghiêng trong sự buồn ngủ và lần lượt từng người nằm lăn trên sàn tàu, có người ngủ ngon lành trên bồn rửa mặt, có người kê lưng vào cánh cửa phòng vệ sinh, người ngồi trên thùng rác. Và đến 3 giờ sáng, tôi cũng nằm lăn ra ở một góc cuối của con tàu với đôi chân co quắp lại trong khi gần đó vài bạn trẻ, nam nữ đều có, nằm thẳng cẳng ra bít cản cả lối đi



Cũng may là trên tàu hệ thống máy lạnh hoạt động tốt nên 2 giờ trưa hôm sau đến Bắc Kinh tôi vẫn còn đủ sức để cuốc bộ tìm đường đến khách sạn.





Quảng cáo suốt đêm
Nếu bạn đi loại tàu giường nằm thì ít khi phải gặp cảnh quảng cáo bán hàng của các nhân viên phục vụ tàu hỏa,và về đêm thì đèn sẽ được tắt để bạn có thể yên giấc. Còn như tôi nhiều lần ngồi ghế ngồi cứng thì đành chịu cảnh chập chờn suốt đêm.



Thông thường trên các chuyến tàu ghế ngồi cứng, các mặt hàng được rao bán nhiều nhất là trái cây, mì ăn liền, cơm hộp và các loại thức uống. Ở đó các nhân viên phục vụ ra sức quảng cáo bằng cách liên tục đi qua đi lại với các xe đẩy và cái miệng thì cứ bi bô bi ba. Thậm chí có anh chàng phục vụ bán bàn chải đánh răng, còn đến tận chỗ ngồi của mỗi hành khách để "thuyết giáo", hay như khi thấy mọi người có vẻ lơ đãng có nhân viên còn đứng hẳn lên ghế và sử dụng microphone để "hét" buộc mọi người nghe!



Bực nhất là có lúc đã hơn 1 giờ sáng, trong khi đèn không tắt mà có cô nhân viên phục vụ đi qua đi lại với cái miệng cứ ầm ầm :"1 Tệ 1 ly sữa nóng".



Không chỉ có quảng cáo theo dạng tra tấn trên, nhiều nhân viên nhà tàu còn có các biện pháp khuyến mãi mềm: nếu thông thường 8 giờ tối một gói trái cây kêu giá 10 Tê thì 10 giờ tối 10 Tệ mua được 2 gói, đến 11 giờ tối 5 Tệ họ bán luôn 3 gói. Ngay cả cơm hộp cũng vậy, khởi điểm thường ở mức 15 Tệ, đến cuối đêm giá hạ xuống chỉ còn 5 Tệ!





Lên không được xuống không xong
Trước khi đến Trung Quốc, tôi đã nghe tiếng về "Thượng Hải kinh hoàng" viết về hệ thống xe điện ngầm và sự quá tải của nó vào giờ cao điểm... Và ở Quảng Châu, Thâm Quyến, Thượng Hải, Bắc Kinh tôi càng thấm thía thế nào là "hãi hùng"



Hệ thống xe điện ngầm Bắc Kinh với 13 đường line phổ rộng khắp thành phố, là sự lựa chọn hàng đầu cho việc đi lại của số đông người dân thủ đô. Nó thuận tiện và rẻ (rẻ hơn so với Quảng Châu, Thâm Quyến và Thượng Hải. Đi khoảng 25 phút, chuyển 2 line cũng chỉ có 2 Tệ) nhưng đến giờ cao điểm chính người Bắc Kinh cũng phải thốt lên " Lên không được xuống không xong"



Và tôi đã từng nhiều lần đứng trước cửa tàu line 2 của xe điện ngầm Bắc Kinh đợi hơn 10 phút vẫn chưa lên xe được. Khi ấy người người chỉ trực chờ xe đến là lao vào như những con thiêu thân! Xe đến người tỏng xe chưa kịp ra thì người ngoài xe đã nhảy bổ vào. Vì thế mới có cảnh chửi nhau, và ngay cả muốn đánh lộn ngay trước của xe. Thậm chí có lần cả đường hầm xe điện ngầm đông kín mít và hệ thống line 1 quá tải nên nhân viên phục vụ kết hợp bảo vệ đã phải chặn đứng dòng người lại bằng hệ thống khóa sắt và cho nhỏ giọt đi vào...



Ga Thâm Quyến


Rừng người trên thang máy váo cao tốc


Sang trọng như khách sạn


Vận tốc trung bình Quảng Châu - Thâm Quyến



                                                               

Vé tàu 18 tiếng đứng Hợp Phì - Bắc Kinh

Trên tàu

Ngủ ngồi trên bồn rửa mặt

Nằm lăn đùng ở một góc tàu

Ga Bắc Kinh


Trong đường hầm xe điện Line 2


Đông quá nên bảo vệ khóa dòng người 


Lên không được xuống không xong. Trên xe có máy lạnh nhưng chỉ cảm thấy hơi người... Nóng!


Quảng cáo tra tấn bằng microphone


Pics: Vietnamguidebook





Hình ảnh xe cộ trong đời thường
Xe buýt công cộng
Tôi thật sự thích hệ thống xe buýt công cộng ở Trung Quốc. Chúng rẻ và tiện lợi. Thường thì ở các thánh phố lớn, giá đi xe một lượt từ 1 Tệ đến 2 hoặc 3 Tệ, trong đó giá 2 tệ trở lên là loại xe có máy lạnh.

Hầu hết các điểm đỗ và lên xe khá sạch. Khách đi xe có thể trả bằng tiền mặt (tiền giấy hoặc đồng tiền) cũng có thể quẹt thẻ (hiển nhiên là chỉ những người địa phương mới có loại thẻ này và giá cả rẻ hơn)

Trên xe thường chạy dòng chữ điện tử báo trạm sắp đến bằng tiếng Phổ Thông và tiếng Anh. Mỗi lần xe quẹo hoặc sắp chạy nhanh trên đường dài đều có đọc báo trước.
Đặc biệt ở Hàng Châu, trạm xe buýt còn có bảng điện tử báo xe sắp tới đang cách bao nhiêu mét và trong vòng bao lâu sẽ tới!

Đáng phục nhất: rất nhiều sư phụ (tài xế) là nữ... 

Rõ là về khoản này thì hơn hẳn Việt Nam rất rất xa.... 



Ảnh xe buýt điện ở Bắc Kinh

Những người lớn tuổi ở Trung Quốc thường làm tình nguyện viên điều tiết giao thông. Kết quả cực kỳ tốt... Không như mấy anh chàng...
Ảnh một phụ nữ đang cầm cờ điều tiết giao thông


Ở các thành phố lớn thường đường rất rộng, độ từ 8 tới 10 đường line và có line giành riêng cho xe đạp và xe máy điện. Thích nhất là không hoặc hiếm khi phải nghe tiếng còi xe và khói xả mù mịt


 Phương tiện của những người nghèo làm công. Hình ảnh chụp trên chuyến phà ở Quảng Châu





Trời nắng nên sáng tạo


Xe ôm


Ở Lugu, Tứ Xuyên






Xe lôi ở Tiều Châu
                                              Pics: Vietnamguidebook





Bắc Kinh không Lonely Planet
Cớ sự là trong kế hoạch của tôi không hề có hai chữ Bắc Kinh và trước khi lên đường sang Trung Quốc tôi đã lọc, cắt và mang theo những phần du lịch cần thiết từ Lonely Planet, trong đó Trương Gia Giới và Phượng Hoàng cổ trấn chính là những địa điểm mà tôi đáng lẽ ra sẽ đến thay vì Bắc Kinh.



Chung quy cũng chỉ vì lo cho quyển Lonely Planet dày cộm sẽ bị "giữ" lại ở hải quan Trung Quốc...



Và một chiều buồn ở An Huy, với duy nhất một tờ rơi Sanlitun hostel, tôi quyết định đến Bắc Kinh để gặp "Hàng Châu" của tôi...





Ngang dọc Bắc Kinh từ Sanlitun hostel

Song, Bắc Kinh là một thành phố mà ngay cả không cần Lonely Planet, không phải biết nói tiếng Trung, bạn cũng dễ dàng đến được các điểm tham quan du lịch chính bằng hệ thống xe điện ngầm và xe buýt công cộng.



Bài viết này chia sẻ kinh nghiệm ngang dọc Bắc Kinh từ lúc tôi đến nhà ga tàu hỏa Bắc Kinh lúc 2 giờ trưa từ Hợp Phì, tỉnh An Huy trên chuyến tàu 18 tiếng đứng đến tham quan các điểm du lịch chính như Mutianyu trường thành; Thiên An Môn & Cố Cung; Di Hòa Viên; Vương Phủ Tỉnh...



Trước tiên mời bạn xem qua bản đồ hệ thống xe điện ngầm Bắc Kinh.







* Rời nhà ga tàu hỏa Bắc Kinh, bạn theo cầu vượt qua bên kia đường nơi có trạm xe điện ngầm và đường line 1. Ước chứng đi bộ khoảng 5 phút.

* Bạn mua vé line 1 đến trạm JianGuoMen - trạm giao nhau với đường line 2. Từ đây bạn lên tàu line 2 đến trạm Dong Si Shi Tiao. 

* Rời hệ thống xe điện ngầm ở trạm Dong Si Shi Tiao, bạn quẹo trái đi bộ theo đường Gong Ti Bei Lu khoảng hơn 5 phút là đến ngã tư đường giao nhau với Chunxiu. Lại quẹo trái, đi bộ khoảng 2 phút, Sanlitun hostel nằm bên phía tay phải của bạn.



Nhân viên hostel này nói tiếng Anh rất tốt. Phòng dorm loại 8 giường giá 50 Tệ. Internet 1 Tệ/15 phút. www.itisbeijing.com



Đặt giữa trung tâm đường lên dãy phòng ở là chữ "Gia" bằng nhiều thứ tiếng khác nhau








Trường thành Mutianyu
Trên diễn đàn đã có khá nhiều thông tin về Vạn Lý Trường Thành. Ở đây tập trung viết về đoạn trường thành Mutianyu.

Nếu đoạn trường thành Bát Đạt Lĩnh (Badaling), nằm cách Bắc Kinh 70km về hướng Tây Bắc, là sự lựa chọn của các nhóm tour đoàn, nghĩa là lúc nào cũng ngồn ngộn du khách với tiếng cười nói bi bô, và đã bị "chỉnh sửa" nhiều thì đoạn trường thành Mutianyu dài 2250m, nằm cách Bắc Kinh 90Km là sự lựa chọn của những du khách thích khám phá.

Đi thế nào:

Theo Lonely Planet: Đi xe buýt công cộng 916 đến Huairou rồi lại chuyển sang minivan. Tôi đã đi đến Huairou theo cách này nhưng sau cùng phát hiện ra có một cách đi còn tiện lợi và rẻ hơn. Và tôi đã áp dụng cho chiều từ Mutianyu về Bắc Kinh

Bẳng buýt 867, Dongzhimen: ĐÂY LÀ CÁCH TỐT VÀ RẺ CHO DU LỊCH BỤI. 
Từ Sanlitun hostel đi xe điện ngầm line 2 đến trạm Dongzhimen. 
Ra khỏi trạm, theo đường hầm qua bên kia đường là gặp bến xe buýt công cộng. 
Đi xe 867, hai chuyến duy nhất lúc 7:00AM và 8:30AM, chạy khoảng 2 tiếng 30 phút đến thẳng Mutianyu. 
Chuyến về: 14:00PM và 16:00PM. 
Giá vé 16Tệ.

Bến xe buýt công cộng 867

Giờ chạy

Bản đồ Mutianyu


Trường thành Mutianyu
Giá vé tham quan: 45TệGiá cáp treo 2 chiều: 65Tệ











       
I am here


       

With a Taiwan friend                                               
                                                           Pics: Vietnamguidebook


Cung điện mùa hè (Summer palace)
Đi thế nào: Đáp xe điện ngầm, line số 4 đến trạm Bei Gong Men. Rởi trạm, đi bộ chút là tới Cung Điện Mùa Hè


Lịch sử hình thành và phát triển

Cấu thành chính: Hồ Côn Minh và Vạn Thọ Sơn

Tô Châu trong lòng Cung Điện Mùa Hè



Điện thoại thời nhà Thanh


Hồi lang dài nhất trong các lâm viên cổ điển Trung Hoa: lúc nào cũng nườm nượp du khách







Cung điện mùa hè





Đê Tây





Tượng bò đồng bên hồ

Pics: Vietnamguidebook




Một thoáng công viên Tôn Trung Sơn
"Trong suốt suộc đới của chúng ta, cuộc sống có lúc như một dòng sông hợp lại với một dòng sông khác rồi lại phân ra, tạo nên những cơn sóng tình cảm nhẹ nhàng mà sâu lắng..." (Dưới chùm hoa Tử Đinh Hương)



Liệu năm tháng có còn gặp lại nhau và tôi có sống như chàng trí thức trẻ năm xưa tìm về dưới chùm hoa Tử Đinh Hương sống lại những ngày thàng cũ.



Tôi yêu "Dưới chùm hoa Tử Đinh Hương" với bối cảnh là công viên Tôn Trung Sơn, yêu một chuyện tình đẹp như trong giấc mộng dẫu không thành nhưng vẫn còn mãi những kí ức đẹp về nhau



"Kỷ niệm về người

Cùng ta đi suốt cuộc đời

Về trong kỷ niệm

Nghe ngày tháng ngọt ngào bình yên"

......




                                                              Pics: Vietnamguidebook


Tử Cấm Thành qua ảnhMột vài hình ảnh chính với những công trình tiêu biểu nhất theo trục dọc trung tâm của Tử Cấm Thành: Ngọ Môn, Kim Thủy Kiều (không hình), Thái Hòa Môn, Thái Hòa Điện, Trung Hòa Điện, Bảo Hòa Điện, Càn Thanh Cung, Giao Thái Điện, Khôn Ninh Cung, Dự Hoa Viên...

Sơ đồ tổng thể

Ngọ Môn: Nhìn từ ngoài vào

Ngọ Môn: Nhìn từ trong lại

Thái Hòa Môn



Thái Hòa Điện







Chum đựng nước chửa cháy


May mắn và trường thọ


Trong toàn Tử Cấm Thành có hàng ngàn đầu rồng không sừng được tạc từ đá cẩm thạch (?). Miệng của mỗi đầu rồng có một lỗ trống để rút nước mưa. Cảnh tượng chắc rất đẹp vào ngày mưa

Đôi sư tử bằng đồng: Có tất cả 6 cặp tư tử bằng đồng trong Tử Cấm Thành. Cặp lớn nhất được đặt trước Thái Hòa Môn. Con bên trái giỡn đùa với một quả bóng là con đực tượng trưng cho quyền lực đế vương và đoàn kết quốc gia (vương quốc); con bên phải là con cái, dưới chân của nó là một con sư tử con, tượng trưng cho mùa xuân trường cửu và vương triều vĩnh cửu


Trung Hòa Điện



Bảo Hòa Điện




Càn Thanh Cung


Giao Thái Điện


Khôn Ninh Cung


Dự Hoa ViênNhư một lời kết: Thú thật, tôi không mấy hứng thú với quần thể Tử Cấm Thành, không thích một cuộc sống đế vương "tù hãm" và càng không yêu nỗi một ngày nắng cháy da đi trong một rừng người Trung Quốc... Nhưng tôi yêu "Cây tình yêu" vốn đã bắt rễ từ ngày xa-xưa-nào-đó - như một sự chứng thực: tình yêu vượt lên trên tất cả mọi không gian thời gian. 


Vài hình ảnh rời



Lễ hạ cờ ở Thiên An Môn: hôm ấy đợi tới hơn 7:45 tối Bắc Kinh mới hạ cờ!

Pics: Vietnamguidebook

Vịt quay Toàn Tụ Đức: trên đường Vương Phủ Tĩnh. Nói thật ăn hết nưả con vịt mới thấy tiếc tiền làm sao. Tiếc là vì nó không hề đặc sắc như đã tưởng (ít ra là với mình). 

Pics: Vietnamguidebook

Tỉnh An Huy 
Hồng Thôn - Thôn trong tranh Trung Quốc
Nếu bạn chỉ có đủ thời gian du lịch một tỉnh của Trung Quốc thì An Huy (Anhui) nên là sự lựa chọn đầu tiên. Và đã đến đây, nếu bạn là một người yêu thích làng cổ ngàn năm tuổi thì không thể nào không ghé thăm Hồng Thôn (Hongcun).

Nằm cách thành phố Đồn Khê (Tunxi) khoảng 65km, làng cổ Hồng Thôn, di sản văn hóa thế giới, được xây dựng từ năm 1131 và phát triển hưng thịnh vào những năm 1401 - 1620 và 1796 -1908. Hiện nay làng vẫn còn bảo tồn tốt khoảng 137 nhà cổ theo kiến trúc các đời Minh, Thanh. 

Trong khi không ít cổ thành, cổ trấn trên đất Trung Quốc đã bị thương mại hóa nặng nề với những đoàn khách du lịch như một rừng người tấp nập qua qua lại lại, cười nói bi bô từ sáng đến tối thì Hồng Thôn vẫn còn giữ được cho mình một nhịp sống tĩnh lặng vốn có của làng cổ gần ngàn năm tuổi, khiến những người đam mê xê dịch cũng muốn dừng bước để tự hỏi mình có nên tiếp tục hành trình hay nán lại chốn này!?

Ấn tượng đầu tiên khi men theo đường dẫn phía Nam vào làng cổ là một hàng đại thụ trên 400 năm tuổi nghiêng mình soi bóng mặt hồ xanh; một chiếc cầu đá hình bán nguyệt đã lên màu thời gian chia đôi mặt hồ; xa xa là dãy núi Lôi Cương mơ màng và đây đó khắp nơi dưới những tán lá xum xuê các bạn trẻ với cọ vẽ và màu nước như quên bẵng không gian xung quanh, chỉ chăm chú ghi lại cho được vẻ đẹp của ngôi làng trong nắng sớm.

Qua cầu, vào làng, đôi chân lữ khách như vô định, thả bước tự do trên những con đường nho nhỏ uốn cong; men theo những bờ tường đá sỏi rêu xanh; lặng ngắm những mái ngói xô nghiêng cao thấp; rồi bất chợt dừng chân trước một ô cửa tràn ngập ánh sáng hay một khóm dây leo hoa vàng tươi thắm để nhận ra lòng thật bình yên. 

Du khách cũng sẽ bắt gặp những chiếc cửa gỗ đơn sơ bên trên phủ đầy rơm rạ, nơi mở ra những vườn rau xanh mướt như thể đưa người ta trở về một ngày xưa nào đó khi con người vừa mới biết định cư bằng nhà. Rồi khắp làng là hình ảnh người dân sinh hoạt bình thường như trăm năm trước: giặt giũ, làm cá bên hồ; ngồi nhặt rau trước cửa nhà; phơi đậu trong sân; chở hàng bằng xe ngựa cọt kẹt; vo gạo, rửa trái cây bên dòng nước mát chảy men theo bờ tường…

Một phần lớn thu nhập của dân trong làng đến từ trồng và chế biến trà. Trong đó Thái Bình Hầu Khôi (太平猴魁: tàipíng hóukuí) được chế biến tại đây là một trong những danh trà nổi tiếng nhất Trung Quốc. Sau một ngày lang thang làng cổ, nếu mệt du khách có thể ghé lại một nhà dân vừa nghỉ ngơi vừa tận mắt chứng kiến cách sao trà cũng như từ từ nhâm nhi thưởng thức. 

Một lần đến với Hồng Thôn để biết rằng rồi mình sẽ có ngày trở lại!

Đi thế nào: 
Từ bến xe buýt công cộng gần ga tàu lửa thành phố Đồn Khê bắt xe đi bến xe Quận Yi (黟县 – Yixian). Giá vé 12.5Tệ (tương đương 38000VND). Xe khởi hành khi đủ khách với nhiều chuyến trong ngày từ sáng sớm. Đến bến xe Quận Yi, đổi xe ngay tại bến đi Hồng Thôn, giá vé 2 Tệ. Chiều về tương tự. 

Lưu ý chuyến xe muộn nhất từ Hồng Thôn về Đồn Khê khoảng 4 giờ chiều (Nên kiểm tra lại với nhà xe ngay khi đến Hồng Thôn)

Ở:
Thành phố Đồn Khê có nhiều khách sạn, nhà nghỉ với giá cả phải chăng, là nơi xuất phát cho chuyến tham quan làng cổ Hồng Thôn một ngày. Trong đó nhà nghỉ Koala, số 58 đường Bắc Hải, cách ga tàu lửa thành phố Đồn Khê khoảng 5 phút đi bộ là sự lựa chọn hàng đầu cho những du khách thích đi du lịch bụi một mình. Phòng nhiều giường sạch sẽ, dạng ký túc xá. Giá một giường/đêm là 30 Nhân Dân Tệ, máy lạnh và nước nóng, Internet 2 Nhân Dân Tệ/giờ. 


Ăn vặt trong làng:
Nổi tiếng có bánh đậu đỏ, bánh mè với giá 2 Tệ/cái; đùi vịt/gà quay rồi hấp với trà 6 Tệ/đùi 

Vé tham quan: 104Tệ/ngày

Thừa Chí Đường:
Trong số 137 công trình kiến trúc còn bảo tồn tốt trong làng cổ Hồng Thôn, nổi tiếng nhất là công trình Thừa Chí Đường (承志堂:Cheng Zhi Tang) được xây dựng vào năm 1855, dưới thời vua Hàm Phong, triều Thanh. Công trình này có diện tích 2100 m2, bao gồm 28 phòng lớn nhỏ với một hồ nước, một nhà bếp, một vườn cảnh… Nhiều hình tượng được chạm khắc tuyệt đẹp trên các cột, xà, cửa gỗ và được mạ vàng óng ánh. Chính những điều trên đã giúp cho Thừa Chí Đường nhận được vinh dự :” Bảo tàng cung điện dân gian Trung Quốc”.

Bài viết đăng trên báo truyền hình VTV

Sơ đồ tổng thể

Vào thôn

Vách đá rêu phong






Bờ tường có hoa

Ngỏ cong

Đời thường




Ven hồ


Nguồn cảm hứng hội họa

Hồng Thôn - Thôn trà: trà Thái Bình Hầu Khôi



Thừa Chí Đường






Đùi gà hấp trà, 6RMB

Bánh đậu đen, đậu đỏ
Pics: Vietnamguidebook


Mưa!
Chuyến tàu Tô Châu - Đồn Khê dài như tiếng thở của một đêm trường vô tận và mưa cứ rơi rả rích làm quặng thắt lòng tôi. 1 giờ 30 phút sáng, phố đêm Đồn Khê lạnh giá đón một kẻ độc bước hồn vẫn còn gửi tận Hàng Châu . Liệu Bắc Kinh xa xôi đó, người đi có nhớ về chốn cũ?!!! Ở nơi này có hai người xa lạ, tự phương trời nào vốn không định đến với Hoàng Sơn, nhưng có cùng một nỗi nhớ da diết người đi... 




Mưa Tô Châu
Giăng mờ lối vắng
Hàng Châu buồn
Nhung nhớ một chiều mưa

Hoàng Sơn đi
Một mình lê bước
Tìm đâu ngày
Tây Hồ sánh bước mưa...

                                                           Pics: Vietnamguidebook

Hoàng Sơn mùa mưa
Ở đây chỉ ghi lại ít dòng vắn tắc và chút hình ảnh về Hoàng Sơn tháng sáu mùa mưa.

Thời tiết và sắc màu
"It's raining, raining, raining. I'm boring, boring, boring" - trên khắp tường của nhà nghỉ Koala ghi đầy tâm trạng của những du khách không "may mắn" khi Hoàng Sơn mưa mãi miết từ ngày này sang ngày khác và mây mù che khuất hoàn toàn cảnh vật. Vì thế nếu bạn đến Hoàng Sơn vào mùa mưa thỉ khả năng tận hưởng được vẻ đẹp của đệ nhất danh sơn này phụ thuộc rất lớn vào ông trời... Thêm nữa mùa này cây chỉ cho một màu lá xanh. Mùa đẹp nhất để đến Hoàng Sơn là mùa thu với nhiều cây lá vàng và mùa đông thông tùng "mặc áo" băng tuyết và vì thế tôi hẹn một ngày trở lại!

Mùa mưa tháng sáu xong Hoàng Sơn chỉ vừa đủ lạnh để khoát chiếc áo ấm vào buổi sáng sớm. Thực tế là 4 giờ sáng, tôi thực dậy mặc áo ấm leo lên Đỉnh Quang Minh để ngắm mặt trời mọc nhưng đi được 10 phút thì đã phải cởi áo ra..

Đi thế nào: 

Đáp xe buýt bên cạnh nhà ga xe lửa thánh phố Đồn Khê đi thị trấn Thang Khẩu (Thang Kou zhen), giá 15 Tệ/người, khoảng cách ước chừng 70km. Tới Thang Khẩu, có xe đi đến cổng Nam của Hoàng Sơn với giá 13Tệ/người. Thông thường các xe khởi hành khi đủ người, do đó việc đợi chờ khá mất thời gian.

Vé tham quan:
Mùa mưa tháng sáu, tôi đến Hoàng Sơn vào đúng ngày vé giảm chỉ còn 138Tệ, cáp treo một chiều 80Tệ. Vé tham quan bình thường 230Tệ

Thời gain tham quan:
 Thường từ 2 tới 3 ngày là đẹp

Lưu trú: Tôi không đặt trước phòng. Đến nơi trả giá trực tiếp kiểu "bất cần" chỉ có 100Tệ cho phòng ngủ dorm 10 giường. Khách sạn nằm gần Quang Minh Đỉnh, quên ghi lại tên. Phòng có nước nóng, còn lại khá tệ: vệ sinh bẩn, mền gối mang lại cảm giác ngứa ngáy. Các bạn Trung Quốc cùng phòng trả 120 đến 140Tệ/ đêm (do đặt qua khách sạn ở Đồn Khê hoặc trả giá không tới)

Leo núi: Ở độ cao tối đa 1864.8m và các lối đi đều "bê tông hóa", thực tế leo núi ở Hoàng Sơn khá dễ dàng. Bằng chứng là khá nhiều phụ nữ và các cụ già có mặt ở khắp nơi. Điều này hoàn toàn khác biệt với trekking đến Yu Peng ở độ cao 3700m, dưới chân Mai Lý Tuyết Sơn (Vân Nam). Khi ấy phản ứng độ cao rất rõ ràng, đi vài bước đã thở dốc và đường rất trơn trượt vào mùa mưa nên cần dùng tới gậy đi núi. Ở Hoàng Sơn, tôi hoàn toàn không bị phản ứng độ cao. 

Ăn uống: 
Gía cả ở Hoàng Sơn cực kỳ đắt. Bạn nên mang vừa đủ hành lý, tải theo ít mì gói, nước uống...

Sơ đồ tổng thể











Khách sạn trên Quang Minh đỉnh

Hoàng thôn


Bình minh Quang Minh Đỉnh


Biển mây 

Tranh trời ai vẽ!



I am here




Mưu sinh: gánh hàng lên núi
Pics: Vietnamguidebook



Lâm viên Tô Châu: Lưu Viên (Lingering garden) 
Khi tạo hóa ghen tị
Nhà thiết kế và nghệ nhân tài hoa Trung Quốc đã "chở" thiên nhiên về nhà, tạo lập nên những kiệt tác lâm viên mà vẻ đẹp của chúng làm cho cả tạo hóa cũng phải ghen tị!
Có vô số lâm viên trên khắp đất nước Trung Quốc, riêng Tô Châu có khoảng 200. Nhà văn hiện đại nổi tiếng Diệp Thánh Đào (1895 - 1988) đã nhận xét các lâm viên Tô Châu là tiêu bản của các lâm viên khác trên đất nước của ông. Do đó nếu ai muốn thẩm định và thưởng thức lâm viên Trung Quốc thì không nên bỏ qua lâm viên Tô Châu.
Bài viết xin giới thiệu một trong bốn lâm viên được tổ chức UNESCO vinh danh là di sản văn hóa thế giới vào năm 1997: Lưu Viên





Lưu Viên được tạo lập vào năm 1593 với trên 26 hạng mục công trình lớn nhỏ. Chủ nhân lâm viên cùng những nhà thiết kế và nghệ nhân đã dựa vào địa hình cụ thể, tự mình suy nghĩ ra những ý tưởng cách thức độc đáo xây dựng Lưu Viên thành một bức tranh hoàn mỹ, làm cho người dạo chơi dù đứng ở bất cứ góc độ nào thì vẫn có cảm tường như đang ở trong tranh vậy. 

Kiến trúc Trung Quốc, từ cung điện cổ đại đến nhà ở cận đại, tuyệt đại bộ phận là đối xứng, bên trái như thế nào thì bên phải cũng như thế ấy. Lưu viên lại tuyệt đối không chú trọng đối xứng. Mỗi bước đi trong Lưu viên mang lại cho người thưởng ngoạn một cảm xúc khác nhau nhờ sự sắp đặt, bày trí các hạng mục không trùng lắp. Các nhà thiết kế đã rất coi trọng bố cục các hạng mục, đặc biệt là đình đài hiên tạ, chú trọng sự phối hợp của hòn non bộ và hồ nước trung tâm, cũng như chú ý đến thứ lớp của cận cảnh và viễn cảnh. Các lối đi được thiết kế quanh co, cao thấp tự nhiên; những ô cửa sổ mộc mạc được trổ khắp mọi nơi, tuy đóng mà mở, qua các ô cửa là những không gian sắc màu khác nhau tạo cho cảnh vật hiện ra có bề sâu, nhiều tầng lớp...


Việc trồng trọt và cắt sửa cây cối trong Lưu viên cũng chú ý đến ý tứ của bức tranh. Cây cao cây thấp, tư thế cúi xuống ngẩng lên đều rất đẹp. Chủng loại cây đa dạng, từ chuối, tre trúc, thông đến các loài dây leo, cỏ hoa tạo cảm giác không đơn điệu. Không có cây được cắt sửa chỉnh chu như bonsai, cũng không có hàng cây hai bên như kiểu duyệt binh. Sắc màu cây cỏ hoa lá, đậm nhạc, mật độ dày thấp cũng khác nhau. Tất cả đều nhằm mang đến cảm giác tự nhiên tươi đẹp cho du khách thưởng ngoạn.

Lưu viên cũng là nơi dạo chơi của sắc màu. Các lối đi được lót bằng nhiều loại đá, sỏi có màu xám, cam nhạc; mái ngói mộc mạc với một màu đen xám như ngưng đọng thời gian làm nổi bật màu xanh cây lá, bầu trời. Bên khung cửa sổ, các bóng râm xen lẫn trong sắc màu xanh đậm của lá và màu vàng tươi của nắng tạo nên một cảm giác yên tĩnh thanh nhàn và "cuộc đời ấy" thật đẹp biết bao...

Dù trong ngày nắng, hay trong ngày mưa, mỗi một thời khắc Lưu viên đều có vẻ đẹp riêng. Có những không gian mở với bộ bàn ghế đá thô mộc để nhâm nhi trà. Có tiếng đàn hòa quyện trong tiếng mưa và bóng dáng người thiếu nữ bên khuê phòng. Có người họa sĩ thả hồn theo đường nét bút vẽ. Có những du khách thả đôi chân theo những ngóc ngách rêu phong. Có song mây già cành lá xù xì vươn mình trong nắng sớm...

Đến Lưu viên để thèm khác một ước muốn: chở lâm viên Tô Châu về nhà!

(Bài viết có tham khảo ý tứ trong "Đàm lâm viên Tô Châu" của nhà văn Diệp Thánh Đào)








Hồ nước trung tâm trong ngày mưa






Thế giới và ổ cửa: Vuông tròn, hoa văn, kích cỡ khác nhau.Không gian sau ổ cửa với cây cối cũng khác nhau










Pics: Vietnamguidebook


Lưu trú ở Tô Châu: MingTown Youth hostel, số 28, Bình Giang Lộ. Giá phòng dorm khoảng 35RMB (Lâu rồi không nhớ rõ)





                                                            Pics: Vietnamguidebook


Bình Giang Lộ
Tôi trở về
chìm sâu trong miên man nỗi nhớ
màu thời gian
của phố Bình Giang... 










                                                               Pics: Vietnamguidebook
 

Một mình giữa Hàng Châu


Trong số những thành phố Trung Quốc mà tôi đã đi qua, Hàng Châu với tôi là một nỗi nhớ.
Con đường từ Tây Hồ dẫn về "4 Eyes hostel" xanh mướt những hàng cây, lưu dấu những chiều mưa bước chân ai đó đi về.
Càng xa Tây Hồ, điểm đến trung tâm của lữ khách nhàn du, thành phố càng trở nên yên tĩnh như một ốc đảo đáng yêu với con đường uốn lượn bên những triền đồi xanh mướt màu lá thông. Lần đầu tiên sau hơn 8 năm tôi bắt gặp lại cảm giác của ngày xưa - ôi cái màu xanh Singapore ngày ấy, hôm nay sống lại giữa nơi này...
Chúng tôi bước trong mưa, thi thoảng mới có một chiếc xe buýt công cộng lướt qua, như thể cả không gian đó chỉ để dành cho hai người. Những bờ cỏ xanh rì, dòng nước mưa trong như suối, cái lạnh vừa đủ để gần nhau hơn...
Và bây giờ tôi sợ một mình trở lại Hàng Châu khi cơn mưa giăng mờ khắp lối, cũng như buổi chiều mưa hôm ấy, tôi một mình nặng bước rời xa.
Cuộc đời với những chuyến xe đi qua, mong ước lắm một ngày tao ngộ. Nhưng nhiều lúc chỉ muốn thả trôi theo một thực tại không tài nào với tới được. 
















Pics: Vietnamguidebook 



Hàng Châu - 4 Eyes hostel
Giá: 20Tệ/giường/đêm. Máy lạnh, nước nóng, miển phí Internet 15 phút. (Giá tháng 6/2011)
Đi thế nào: Bắt xe buýt công cộng số K4/ K12/ K504, giá 2Tệ. Tới điểm Dong Wu Yuan (sở thú Hangzhou) xuống xe, qua bên kia đường đi bộ vào một ngỏ dốc phía trước có một quán ăn nhỏ khoảng 4 phút là tới 4 eyes hostel.
Điểm nhấn: yên tĩnh và con đường đi về tràn ngập một màu xanh.



Cách xa trung tâm thành phố



Hàng Châu - Long Tĩnh thôn
Hàng Châu không chỉ có Tây Hồ. Đã đến Hàng Châu mà bỏ qua Long Tỉnh thôn thì thật sự là một thiếu sót, nhất là với những người yêu thích thưởng thức hương vị trà bởi Long Tỉnh thôn là nơi trồng trọt và sao chế trà Long Tỉnh, một trong những danh trà nổi tiếng nhất của Trung Quốc.

Con đường từ trung tâm Hàng Châu đến Long Tỉnh thôn cao dần cao dần, hai bên toàn một màu xanh của cây cối. Và khi xe buýt đỗ xuống Long Tỉnh thôn, bạn đang đứng giữa một vùng xanh mát những rừng cây và đồi trà. Nơi đây còn có những dòng suối nhỏ chảy ven theo những con đường, ôm ấp những hàng cây, men theo những triền dốc và cả một rừng tre. Đây đó ven đường là những bờ hoa vàng rực, những căn nhà với mái ngói rêu xanh, một chùm hoa cúc dại nghiên nghiên bên dòng nước

Do cách xa trung tâm thành phố Hàng Châu nên Long Tỉnh thôn còn giữ được sự yên ắng thanh bình của một thôn quê mưu sinh chính bằng nghề trồng trà với mật độ dân số thấp và ít bị ảnh hưởng của du lịch. Hoàng đế Càn Long đã từng nhiều lần ghé chơi Long Tỉnh thôn.

Đi thế nào: bắt xe Y3 đến Long Jing Cun (Long Tỉnh thôn), xe chạy khoảng 30 phút. 









                                                              Pics: Vietnamguidebook

"Thôn Long tỉnh, có một vùng được quy hoạch để trồng trà, đáng tiếc rằng khu vực này chỉ trồng để cung cấp cho lãnh đạo cấp cao TQ mà thôi.
Đài truyền hình TW TQ vừa mới đưa phóng sự, gần như 100% trà được bán tại đây đều không phải là trà Long tỉnh thực sự, thậm chí còn không phải là trà sản xuất tại thôn Long tỉnh. Hè rồi mình có mua vài lạng với giá 800NDT/lạng trong thôn Long tỉnh, về đến KS gặp mấy đứa lái buôn trà, nó cứ cười mãi, đến sau khi hỏi, nó bảo, loại trà mà mình vừa mua ấy, chỉ khoảng hơn 100NDT một kg thôi. Trà Long tỉnh thực sự, đều bán với giá mấy chục ngàn nhân dân tệ một kg.
Thêm một thực tế đáng buồn cho hàng fake TQ." - Noguy9 (www.phuot.vn)



Thượng Hải qua ảnh





















Ascott Shanghai: Nhớ Somerset Chancellor Court

The Bund Sightseeing Tunnel: 55RMB, chỉ là một màn biểu diễn ánh sáng, màu sắc nhàm chán...


                                                          Pics: Vietnamguidebook



Thượng Hải cũ
Ăn một chiếc bánh cải mặn nóng hổi 1,5Tệ giữa một ngày mưa. Một tô mì bò Hà Nam 5Tệ với vài lát thịt giữa lòng Thượng Hải cũ. Trò chuyện ngày hôm-qua-chưa-xa với những người nhập cư vui tính và nhiệt tình rồi nhớ và bỏ qua phút giây bị "lạnh lùng" giữa rừng người Thượng Hải cho dù tôi nói cùng một ngôn ngữ với họ...

Chiếc xe đạp và ba gác rỉ mục tàn tạ được cẩn thận khóa lại như một tài sản quý của người nghèo; một góc chật hẹp nhỏ đến mức không thể hơn để là nhà bếp; những chiếc bồn rửa bằng ximăng thô được đặt hẳn bên ngoài mỗi nhà; dây điện chằng chịt như mạng nhện; trong gió quần áo "đu đưa" khắp nơi...

Thượng Hải cũ cũng tràn đầy hy vọng như hoa hướng dương vàng thắm trước nhà ai, như những nụ cười ngời sáng của những con người không đi như chạy và lạnh băng ngoài kia...












Lưu trú ở Thượng Hải: Mingtown hostel: 55Tệ/giường. Nội thất đẹp. Vệ sinh tốt. Nằm ở số 35 đường Vĩnh Thọ, cách The Bund khoảng hơn 30 phút đi bộ.



Pics: Vietnamguidebook



Thúc Hà cổ trấn (Lệ Giang)




Mai tôi đi
Em còn vùi đầu trong gối mộng. Trong giấc mơ liệu có kẻ một lần gặp gỡ? Đêm lạnh, tách trà nóng, những người bạn mới gặp rồi lại xa.

Mai tôi đi
Con đường xa vút. Bầu trời lồng lộng, xanh biếc giữa tuyết sơn.

Mai tôi đi
Liễu rũ in bóng nước, khói ban mai ấm áp những mái nhà.

Mai tôi đi
Mang về "dáng hình" nước như hôm nào lòng chảy miết những niềm vui. Ôi những dòng trong, xanh mướt những dãy bờ rêu, uốn cong mềm mại như đàn cá lội.

Mai tôi đi
Nhớ khoảnh khắc đứng giữa bao la những cánh đồng tiểu mạch, mùa chín vàng, trập trùng núi mờ xa

Mai tôi đi
Thúc Hà còn mùa hạ, vài khóm hoa đỏ thắm trước nhà ai.
Kẻ độc hành không mơ những trời hoa?!

Mai tôi đi
Trong gió lạnh đượm hương cao nguyên
Đào, dâu tươi đỏ
Xanh mướt dưa leo
Nhớ tinh nguyên những buổi sớm mai...

Mai tôi đi
Ngỏ cong, đèn vàng
Đêm về có ai một mình chậm bước
Bà cụ chở hồn về giữa phố cổ bình yên...

Mai tôi đi
Bạn gửi một cung đường
Tiểu Lạc Thuỷ - Lugu chờ đón
Tách trà bơ Tạng
Ấm áp giữa đêm buông

Mai tôi đi
Còn lại một nỗi nhớ.

Ôi Thúc Hà! 











Pics: Vietnamguidebook

Đại Nghiên cổ trấn (Lệ Giang)






                                                              Pics: Vietnamguidebook

Mai tôi về, nhớ bầu trời xanh lồng lộng như tiếng hát vang vọng khắp cao nguyên. Chưa đặt chân đến cao nguyên Tây Tạng mà tâm thức đã rộng mở và tràn ngập niềm vui. Ôi sự khoáng đạt mênh mông biết tìm đâu giữa Sài Gòn nhiều bức bối...
Bài hát yêu thích trong những ngày ở Vân Nam



Ngôn ngữ Đông Ba

Yêu

Kết hôn

Vợ chồng

Mang thai

Sinh con


Lưu trú ở Thúc Hà cổ trấn
K2 Youth hostel: 30Tệ/giường/đêm; sạch sẽ; nước nóng; internet; yên tĩnh, chỉ vài bước chân là đến bên dòng nước trong vắt và hàng liễu cổ thụ


Những người bạn phượt Trung Quốc mà tôi quen biết đều chọn Thúc Hà làm điểm "tụ cư". Cổ trấn yên bình và đủ nhỏ để đi một vòng là hết những con đường chính. Quảng trường Tứ Phương cũng chỉ nhỏ gọn. Không bị thương mại hóa nặng nề đã giúp Thúc Hà "ăn điểm" so với Đại Nghiên



Mặt ngoài K2


Tiền sảnh

Cực kỳ đáng yêu và thân thiện

 Từ Thúc Hà cổ trấn đi Đại Nghiên cổ trấn va nhà ga tàu lửa... Giá trung bình 2Tệ


Món baba?, giá 8Tệ, Lonely Planet và nhiều người bạn Trung Quốc "tiến cử". Với mình thỉ chỉ là "miếng bột" nhạt
Pics: Vietnamguidebook


Bạch Sa cổ trấn (Lệ Giang)
Bạch Sa: cổ trấn tiêu điều, thiếu hẳn những dòng nước trong vắt, những hàng liễu rũ vốn làm nên cái thi vị đáng yêu như Thúc Hà; các cụ già ngồi ở các bậc thềm nhà trò chuyện, hầu hết con cái đều ra thành phố tìm kế sinh nhai, nhiều ngỏ nhỏ dậy mùi phân bò... Tất cả chỉ có thế để với mình chỉ để đến và lướt qua nhanh.


Pics: Vietnamguidebook


Lưu lại Lugu
Lạc giữa Tây Lương Nữ Quốc
 
Cảm xúc như một dòng chảy mãnh liệt xoá tan đi ranh giới của cái mà người đời gọi là đúng và sai, nên và không nên. Khi Bạch Mã đã đưa Đường Tam Tạng đi xa mà lòng tôi vẫn còn lưu lại bên khung hình cũ với hơn một lần trôi theo dòng cảm xúc “mạo phạm”: phải chi Ngài “lạc lối” trong đêm ngắm “bảo vật” mà hoàn mỹ giấc mộng của nữ vương.
Thời gian thấm thoát thoi đưa mà ước hẹn ngày xưa “nếu có kiếp sau” vẫn còn đâu đó vọng về để hôm nay tôi một mình lạc bước giữa Nữ Quốc Tây Lương.

Địa danh Tây Lương Nữ Quốc trong tiểu thuyết nổi tiếng “Tây Du Ký” của Ngô Thừa Ân được người ngày nay cho là vùng cao nguyên hồ Lugu, nằm giữa hai tỉnh Vân Nam và Tứ Xuyên.

Mặc dù đã được đưa vào khai thác du lịch nhiều năm qua, song do địa hình trắc trở với nhiều đèo dốc, lại nằm bên rìa ngoài trục đường du lịch liên hoàn Đại Lý - Lệ Giang - Shangrila nên Lugu vẫn còn giữ được gần như nguyên vẹn vẻ đẹp hoang sơ của một vùng cao nguyên mây trời - rừng – núi - hồ xanh biếc, một thế giới tĩnh lặng gần như tách biệt với bên ngoài, để những người mê dịch chuyển như tôi ngay từ khi đặt chân đến đã phải dẹp tan ý nghĩ nó chỉ là một điểm đến để rồi đi.

Chế độ Mẫu hệ và nữ quyền tập trung; tục tẩu hôn và những cuộc tình giữa đêm; xã hội không có khái niệm vợ chồng và cuộc sống không hôn nhân… Lugu, nơi sinh sống của bộ tộc Mosuo, được ngành du lịch Trung Quốc gọi là “Thế giới của phụ nữ và thiên đường của đàn ông”. Người người tìm đến Lugu có lẽ trước hết là để tìm hiểu đời sống tình cảm chăn gối và tập quán phong tục của Tây Lương Nữ Quốc giữa thời hiện đại. Song Lugu không chỉ có thế.

Trong kế hoạch ban đầu, tôi dự định chỉ lưu lại Lugu 2 đêm song chuyến xe Lugu - Lệ Giang đã chở theo 4 ngày tươi đẹp và bình yên nhất của tôi về lại phố phường đông đúc.

Tôi nhớ cảm giác một mình giữa một căn phòng 4 giường lớn, trong một ngày khách sạn Hồ Tư chỉ có một khách nhàn du. (Husi youth hostel - 小洛水-湖思国际青年旅社)

Tôi nhớ con đường đi về hun hút, quanh co, bóng chiều tà chỉ một mình độc bước. Nơi đây, Tiểu Lạc Thủy, ranh giới giữa Vân Nam và Tứ Xuyên lâu lắm mới có một chiếc xe lướt qua. Và Tây balô ở tận đâu đó chứ gần như không hiện diện ở chốn này.

Tôi nhớ mình chưa từng có nhiều thời gian như thế để ôm vào lòng sắc màu mỗi thời khắc của ngày, của khi nắng và của khi mưa, khi bình minh và hoàng hôn, đêm xuống…

Nơi đây, cuộc sống trôi chậm hơn bên đường kim mũi chỉ của những cô phục vụ suốt ngày nhàn nhã với công việc thêu thùa. Nơi đây bữa cơm tối chỉ có vài khách trú trọ và nhân viên phục vụ khách sạn quây quần bên nhau. Nhớ ôi món ớt xanh nguyên trái xào mặn cay đến chảy mũi mà ngon đến tận cùng và tiếng cười nói làm tan cái lạnh của miền sơn cước đêm buông.

Suốt ngày hoạt động nhiều nhất của Tiểu Lạc Thủy là trong sự bất động! Thi thoảng lắm mới thấy một vài người đánh cá ven hồ mà cứ như thể một cuộc dạo chơi. Ngay cả chợ búa cũng không. Miền sơn cước hẻo lánh này chỉ có một chiếc xe chở hàng di động đến cung cấp thực phẩm cho người sống quanh đây mỗi ngày. Phần đông vẫn là hoạt động nông nghiệp tự cung tự cấp. Ngay bên cạnh khách sạn Hồ Tư cũng là một vườn rau.
Và trên bước đường “chạy” du lịch bụi với thời hạn visa cận kề sắp hết, tôi cảm thấy mình gần như cũng bất động....

Trekking đến Đại Chủy

Nói đến Lugu, nhiều người thường nghĩ về hồ nước trung tâm như một tấm gương sáng xanh biên biếc và cảm giác được thả mình thư thái ven hồ. Song đã đến Lugu mà không trekking lên một ngọn núi nào đó thì thật sự là một thiếu sót.
Tôi may mắn gặp Tiểu Hàn và 10 người bạn khác đến từ các vùng miền của Trung Quốc. Chúng tôi đã thực hiện một chuyến trekking lên một ngọn núi nằm gần thôn Đại Chủy với sự hướng dẫn của một anh chàng người Mosuo. (sau đ ây gọi ngọn núi này là Đại Chủy)

Tôi từng trekking đến Yu Peng, dưới chân Mai Lý Tuyết Sơn. Nếu Yu Penh từng làm tim tôi đập loạn xạ do phản ứng ở độ cao 3700m thì đường lên Đại Chủy với những lối mòn dành cho người bản địa đi chặt củi vốn chỉ toàn đất đỏ và dốc tuột luốc thật sự là một cuộc nắn gân thú vị! Đường lên có lúc đòi hỏi phải dậm chân đạp tốc lực, đường xuống có lúc phải ở trong tư thế bò.

Càng lên cao cảnh quan càng đẹp với rừng thông trập trùng và nhiều loài hoa dại đua nhau khoe sắc thắm. Có loài hoa mỏng manh đến mức như sắp vỡ tan trong gió nhưng lại mãnh liệt vươn lên trong nắng vàng.
Càng lên cao, hồ Lugu càng trở nên diễm lệ như một viên châu. Thu vào tầm mắt cả một vùng rộng lớn với mây trời xanh ngăn ng ắt và những ngôi nhà Mosuo nhỏ tí bên cạnh những thửa ruộng vuông vắn bình yên.
Càng lên cao càng cảm thấy tự do trước đây là một khái niệm cần được định nghĩa lại khi chúng tôi vô tư như trẻ dại nằm lăn đùng trên cỏ và đắp mảnh chăn là bầu trời lồng lộng sắc xanh…

Hồ Lugu
Nằm ở độ cao 2688m so với mực nước biển, rộng 58.8 km2, nơi sâu nhất 93m, độ sâu trung bình 45m, là một trong những hồ nước ngọt trong xanh nhất trên các cao nguyên của Trung Quốc. Trong hồ có 5 đảo nhỏ. Quanh hồ là núi cao, trong đó hai ngọn núi thiêng là Cách Mẫu và Hậu Long sừng sững đứng đối diên qua hồ.




Here I am








Ngôi nhà truyền thống của người Mosuo: qua bậc thềm cao nơi mọi người "nghiêng" đầu trườc khi bước vào là bếp lửa và chỗ ngồi của tổ mẫu - người phụ nữ quyền lực của bộ tộc Mosuo










I am


Em bé Mosuo


"Ni hao" - Câu chào trong trẻo, đáng yêu nhất từ bé gái Lugu




 Pics: Vietnamguidebook 


Khách sạn Hồ Tư: phòng rộng rãi, ven hồ, khu Tiểu Lạc Thủy, nước nóng, nhân viên thân thiện, giá 30Tệ/đêm phòng dỏm (thời điểm cuối tháng 5/2011)


Pics: Vietnamguidebook


Đi thế nào?
Tính đến thời điểm cuối tháng 5/2011, có 3 con đường để đến với Lugu: Phán Chi Hoa (Pan Zhi Hua,Tứ Xuyên) - Lugu (230km); Lệ Giang - Lugu (220km, theo số liệu của tờ giới thiệu Lugu. Có nơi ghi là 270km); Tây Xương (Xi Chang) - Lugu (248km). Tất cả đều là những con đường đèo dốc quanh co.

Con đường từ Shangrila đến đây vẫn đang được xây dựng (180km)

Cũng như nhiều du khách khác, tôi đã đi từ Lệ Giang đến đây trên chuyến xe buýt khởi hành lúc 9:00 sáng và đến Đại Lạc Thủy lúc 5:00 chiều.

Từ Đại Lạc Thủy, đi bộ khoảng 5 phút tới bãi xe đi Tiểu Lạc Thủy. Thuê xe đi chung giá 130Tệ

Từ Tiểu Lạc Thủy đến thôn Đại Chủy đi bộ ven hồ Lugu khoảng 45 phút.

Heo muối, món ăn truyền thống của bộ tộc Mosuo. Con heo muối tại nhà chàng hướng dẫn trekking Đại Chủy đã có tuổi đời trên 10 năm

  
Nếu bạn dự định ở homestay với nhà anh hướng dẫn trekking Đại Chủy thì đây là điạ chỉ liên lạc:


Bữa cơm tối 11 người ăn với thực đơn gồm 8 món và rượu Sulima miễn phí. Mỗi người chi 25Tệ.
Phòng ở Đại Chủy cũng khá tươm tất, thật sự thích hợp để tìm hiểu cuộc sống của người Mosuo. Lần sau trở lại mình sẽ đến ở đây, không trú ở khách sạn nữa.

Pics: Vietnamguidebook

No comments:

Post a Comment

베트남 여행 일지 - Travel diary of a Seoul student in Vietnam: http://vnkrphrasebook.blogspot.com